Thành phần
Mỗi viên nén bao phim chứa:
Hoạt chất: Calci carbonat 1.250 mg (tương đương Calci 500 mg), Dung dịch Cholecalciferol 1 M.IU/g 0,2 mg (tương đương Cholecalciferol 200 IU)
Tá dược: Tinh bột ngô, Lactose, Maltodextrin, Croscarmellose natri, Magnesi stearat, Hydroxypropỵl methylcellulose, Talc, Titan dioxid, Polyethylen glycol 6000, Polysorbat 80, Phẩm màu Carmin indigo lake, Phẩm màu Tartrazin lake vừa đủ 1 viên
Công dụng (Chỉ định)
- Bổ sung calci trong các trường hợp thiếu hoặc tăng nhu cầu calci: Trẻ em thời kỳ tăng trưởng, phụ nữ có thai và cho con bú, người có nguy cơ cao (lớn tuổi, phụ nữ tuổi mãn kinh, điều trị corticoid kéo dài, chấn thương).
- Phòng và điều trị loãng xương.
Cách dùng - Liều dùng
Uống thuốc buổi sáng hoặc buổi trưa theo liều thông thường như sau:
- Bổ sung calci trong các trường hợp thiếu hoặc tăng nhu cầu calci:
+ Trẻ em: uống 1/2 - 1 viên/ngày.
+ Người lớn: uống 1 - 2 viên/ngày.
- Phòng và điều trị loãng xương:
Người lớn: uống 1 - 2 viên/ngày, có thể tăng liều theo chỉ định của thầy thuốc.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Tăng calci huyết, calci niệu, sỏi calci, suy thận.
- Rối loạn thừa vitamin D.
- Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân suy thận, sỏi thận, mắc bệnh sarcoid và bệnh nhân bất động bị loãng xương.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
- Dùng thuốc chứa muối calci qua đường uống có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa, gây táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn.
- Dùng vitamin D với liều thông thường hàng ngày thường không gây độc. Tuy nhiên có thể xảy ra cường vitamin D khi dùng liều cao hoặc kéo dài hoặc khi tăng đáp ứng với liều bình thường vitamin D và sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng của rối loạn chuyển hóa calci.
- Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của ngộ độc vitamin D là dấu hiệu và triệu chứng của tăng calci huyết. Tăng calci huyết và nhiễm độc vitamin D có một số tác dụng phụ như sau: Chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, tiêu chảy, chóng mặt, ù tai, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương, nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận (dẫn đến đa niệu, tiểu đêm, khát nhiều, giảm tỷ trọng nước tiểu, protein niệu), có thể tăng calci niệu.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
- Nên cho uống nhiều nước để làm tăng thể tích nước tiểu, nhằm tránh tạo sỏi thận ở người tăng calci niệu.
- Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra hoặc xuất hiện các triệu chứng của tăng calci huyết.
- Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác với các thuốc khác
- Tránh kết hợp với clopamid, ciprofloxacin, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, do các thuốc này ức chế thải trừ calci qua thận.
- Calci làm giảm hấp thu tetracyclin, doxycyclin do đó cần uống cách các thuốc này 3 giờ.
- Calci làm tăng độc tính đối với tim của các glycosid digitalis.
Quá liều
- Sử dụng liều cao có thể có triệu chứng của tình trạng tăng calci-huyết và tăng calci-niệu bao gồm: Biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, táo bón, đau bụng, khô miệng, khát nước và đa niệu.
- Xử trí khi bị quá liều:
+ Cần bù nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch trong giai đoạn đầu.
+ Dùng furosemid hoặc các thuốc lợi tiểu khác để tăng thải trừ calci (tránh dùng thuốc lợi tiểu loại thiazid do làm tăng sự tái hấp thu calci ở thận).
+ Thẩm tách máu.
+ Kiểm tra cẩn thận nồng độ các chất điện giải cần thiết trong huyết thanh trong suốt thời gian điều trị.
Thai kỳ và cho con bú
- Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày.
- Tuy nhiên, người mang thai cần cung cấp calci bằng chế độ ăn uống đầy đủ. Dùng quá nhiều loại vitamin và calci cùng chất khoáng khác có thể gây hại cho mẹ hoặc thai nhi.
Bảo quản
Nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm và ánh sáng.
Quy cách đóng gói
Hộp 20 vỉ x 10 viên nén bao phim.
Hạn dùng
24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Không dùng thuốc quá thời hạn sử dụng ghi trên nhãn.
Dược lực học
- Calci là một cation ngoại bào cần thiết cho sự ổn định chức năng của hệ thần kinh, cơ, xương và tính thẩm thấu của màng tế bào, mao quản.
- Chức năng sinh học chủ yếu của vitamin D3 là duy trì nồng độ bình thường trong huyết tương của calci và phospho bằng cách làm gia tăng sự hấp thu các chất này ở ruột non đồng thời huy động calci vào trong xương.
Dược động học
- Calci carbonat biến đổi thành calci clorid bởi acid dạ dày và được hấp thu ở ruột, nhưng có tới 85% bị biến đổi lại thành dạng muối calci không hòa tan và bài tiết theo phân.
- Vitamin D3 được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, qua được sữa mẹ, chuyển hóa ở gan, thận và một phần lưu trữ ở mô mỡ và cơ, đào thải chủ yếu theo đường gan - mật và chỉ có một lượng nhỏ xuất hiện trong nước tiểu.