Hotline

HOTLINE:

0855553494

Agiremid 100 trị tổn thương niêm mạc dạ dày cấp và mãn tính (10 vỉ x 10 viên)

  •  Mã sản phẩm: Agiremid 100
     Danh mục: Thuốc
  •  Lượt xem: 63
     Tình trạng: Còn hàng
    • Công dụng: Điều trị các thương tổn niêm mạc dạ dày, loét dạ dày.
    • Hoạt chất: Rebamipide
    • Đối tượng sử dụng: Người lớn
    • Thương hiệu: Agimexpharm (Việt Nam) 
    • Nhà sản xuất: Agimexpharm 
    • Nơi sản xuất: Việt Nam
    • Dạng bào chế: Viên nén
    • Cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
    • Thuốc cần kê toa: Có
    • Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
    • Số đăng kí: VD-27748-17
  • Giá bán: Liên hệ
  • Số lượng:
    - +
Nội dung chi tiết

Thành phần

Thành phần: Mỗi viên nén chứa:

Rebamipid: 100mg.

Tá dược vừa đủ: 1 viên.

(Lactose monohydrat, Tinh bột ngô, Croscarmellose natri, Maltodextrin, Polysorbat 80, Microcrystallin cellulose 101, Colloidal Silicon dioxid, Magnesi stearat).

Công dụng (Chỉ định)

Loét dạ dày.

Điều trị các thương tổn niêm mạc dạ dày ăn mòn, chảy máu, đỏ và phù nề) trong các tình trạng nặng cấp tính của viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mạn.

Cách dùng - Liều dùng

Loét dạ dày: Liều rebamipid thường dùng cho người lớn là 100mg (1 viên nén rebamipid 100mg) x 3 lần/ngày bằng đường uống vào buổi sáng, buổi tối và trước khi đi ngủ.

Điều trị các thương tổn niêm mạc dạ dày (ăn mòn, chảy máu, đỏ và phù nề) trong các tình trạng viêm dạ dày cấp và đợt cấp của viêm dạ dày mạn: Liều rebamipid thường dùng cho người lớn là 100mg (1 viên nén rebamipid 100mg) x 3 lần/ngày bằng đường uống.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

Sử dụng cho người cao tuổi: cần chú ý đặc biệt đối với những bệnh nhân cao tuổi để giảm thiểu nguy cơ rối loạn dạ dày-ruột, vì về mặt sinh lý học, bệnh nhân cao tuổi thường nhạy cảm hơn với thuốc này so với bệnh nhân trẻ tuổi.

Sử dụng cho trẻ em: An toàn của thuốc đối với trẻ em chưa được thiết lập (kinh nghiệm lâm sàng trên trẻ em chưa đầy đủ).

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Tác dụng không mong muốn của rebamipide ít xảy ra. Tác dụng phụ thường nhẹ và không thể khắc phục bằng cách điều chỉnh liều. Thường gặp là các tác dụng lên hệ tiêu hóa như táo bón, chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Các phản ứng phụ hiếm gặp có ý nghĩa lâm sàng:

Sốc và phản ứng phản vệ: sốc và phản ứng phản vệ có thể xảy ra. Cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ. Nếu có dấu hiệu bất thường, phải ngừng dùng thuốc và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.

Giảm bạch cầu (tỷ lệ < 0,1%) và giảm tiểu cầu: Giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu có thể xảy ra. cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ. Nếu có dấu hiệu bất thường, phải ngừng dùng thuốc và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.

Rối loạn chức năng gan (tỷ lệ < 0,1 %) và vàng da: Rối loạn chức năng gan và vàng da, được biểu thị bằng tăng mức AST (GOT), ALT (GPT), y-GTP và phosphatase kiềm, đã được ghi nhận ở những bệnh nhân đang dùng rebamipid. cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ. Nếu có các dấu hiệu bất thường qua xét nghiệm, phải ngừng dùng thuốc và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.

Những bệnh nhân sử dụng thuốc lâu dài nên được giám sát một cách định kỳ bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng men gan cao, giảm lượng bạch cầu và/hoặc lượng tiểu cầu.

Các phản ứng phụ khác:

Hệ thống trong cơ thể/ Tần suất

< 0,1%

Chưa xác định

Quá mẫn 1

Ban, ngứa, phát ban giống eczema

Mề đay

Tâm thần kinh

 

Tê, chóng mặt và buồn ngủ

Tiêu hóa

Táo bón cảm giác chướng bụng, buồn nôn, nôn, ợ nóng, đau bụng, bất thường vị giác,...

Khô miệng

Gan2

Tăng mức AST (GOT),

ALT (GPT), y-GTP,

phosphatase kiềm

 

Máu

Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt

Giảm tiểu cầu

Phản ứng phụ khác

Rối loạn kinh nguyệt, tăng mức nitrogen của urê - huyết (BUN), phù

Vú sưng và đau, vú to ở nam giới, chảy sữa, đánh trống ngực, sốt, đỏ bừng mặt, tê lưỡi, ho, và suy hô hấp

1 Nếu có các triệu chứng quá mẫn cảm, phải ngừng dùng thuốc.

2 Nếu mức transaminase tăng rõ rệt hoặc có sốt và nổi ban, phải ngừng dùng thuốc và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.

Ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ biết những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Tương tác với các thuốc khác

Chưa có tương tác thuốc nào được ghi nhận.

Quá liều

Chưa có thông tin nào khi sử dụng quá liều. Điều trị triệu chứng khi quá liều xảy ra.

Lái xe và vận hành máy móc

Chưa có nghiên cứu được kiểm soát về tác dụng của thuốc khi lái xe. Đã ghi nhận một số bệnh nhân bị chóng mặt hoặc buồn ngủ khi đang dùng thuốc, những bệnh nhân như thế cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Thai kỳ và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Rebamipid chỉ nên được dùng cho phụ nữ có thai hoặc có khả năng sẽ có thai nếu ích lợi của việc điều trị dự tính được cho là cao hơn bất kỳ nguy cơ nào cơ thể có (chưa xác định được độ an toàn của thuốc này ở phụ nữ có thai).

Thời kỳ cho con bú: Những phụ nữ đang cho con bú phải ngừng cho bú trước khi dùng rebamipid (những nghiên cứu trên chuột cho thấy rebamipid có thải qua sữa).

Quy cách đóng gói

Hộp 10 vỉ x vỉ 10 viên nén.

Hạn dùng

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Dược lực học

Tác dụng phòng ngừa hoặc chữa lành trong mô hình loét dạ dày:

Rebamipid ngăn chặn sự tổn thương niêm mạc dạ dày trong các mô hình loét thực nghiệm khác nhau ở chuột, kể cả loét được tạo ra do stress khi bị ngâm trong nước, do aspirin, indomethacin, histamin, serotonin và thắt môn vị.

Trong một mô hình loét được tạo ra do acid acetic ở chuột, thuốc thúc đẩy làm lành các vết loét dạ dày và ngăn chặn sự tái phát loét sau khi gây loét 120 - 140 ngày.

Tác dụng phòng ngừa hoặc chữa lành trong mô hình viêm dạ dày:

Rebamipid ngăn chặn sự phát triển của viêm dạ dày do acid taurocholic (một trong những thành phần chính của acid mật) gây ra và thúc đẩy làm lành viêm niêm mạc trong mô hình viêm dạ dày ở chuột thực nghiệm.

Tác dụng làm tăng prostaglandin:

Rebamipid làm tăng nồng độ prostaglandin E2 (PGE2) trong niêm mạc dạ dày của chuột. Thuốc còn làm tăng nồng độ PGE2,15-keto-13,14-dihydro-PGE2 (là một chất chuyển hóa của PGE2) và prostaglandin l2 (PGI2) trong dịch dạ dày.

Ở những nam giới khỏe mạnh, thuốc cũng cho thấy tác dụng làm tăng nồng độ PGE2 ở niêm mạc dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị tổn thương do dùng nhiều ethanol.

Tác dụng bảo vệ tế bào:

Trên chuột thí nghiệm rebamipid cho thấy tác dụng bảo vệ tế bào dạ dày, ngăn chặn sự tổn thương niêm mạc do ethanol, acid mạnh hoặc base mạnh gây ra. Trong các nghiên cứu in vitro, thuốc còn bảo vệ các tế bào biểu mô dạ dày lấy từ bào thai thỏ nuôi cấy chống lại tổn thương do aspirin hoặc acid taurocholic (một trong những thành phần chính của acid mật) gây ra.

Ở những nam giới khỏe mạnh, thuốc ngăn chặn sự tổn thương niêm mạc dạ dày do aspirin, ethanol hoặc HCI-ethanol gây ra.

Tác dụng làm tăng dịch nhầy:

Rebamipid thúc đẩy hoạt động của enzym dạ dày để tổng hợp các glycoprotein có khối lượng phân tử cao, làm tăng lượng dịch nhầy trên bề mặt và dịch nhầy hòa tan của dạ dày chuột thí nghiệm. Prostaglandin (PGs) nội sinh không liên quan gì trong sự tăng dịch nhầy hòa tan.

Tác dụng làm tăng lưu lượng máu vào niêm mạc:

Rebamipid làm tăng lưu lượng máu vào niêm mạc dạ dày và cải thiện huyết động học bị suy giảm sau khi chuột bị mất máu.

Hoạt tính trên hàng rào niêm mạc:

Rebamipid thường không ảnh hưởng lên sự khác biệt có thể có về việc truyền qua niêm mạc dạ dày ở chuột nhưng nó ngăn cản việc giảm khác biệt có thể có do ethanol.

Hoạt tinh lên sự tiết chất kiềm ở dạ dày:

Rebamipid thúc đẩy sự tiết chất kiềm ở dạ dày chuột.

Tác dụng lên số lượng tế bào niêm mạc:

Rebamipid hoạt hóa sự tăng sinh tế bào niêm mạc dạ dày và làm tăng số tế bào biểu mô dạ dày ở chuột.

Tác dụng lên sự phục hồi niêm mạc dạ dày:

Rebamipid phục hồi sự chậm lành vết thương nhân tạo do acid mật hoặc hydrogen peroxid gây ra ở tế bào biểu mô dạ dày thỏ được nuôi cấy.

Tác dụng lên sự tiết của dạ dày:

Rebamipid không làm thay đổi sự tiết cơ bản dịch dạ dày hoặc sự tiết acid được kích thích bởi chất lợi tiết.

Tác dụng lên các phân tử phản ứng có chứa oxygen:

Rebamipid loại các gốc hydroxyl một cách trực tiếp và ngăn chặn sự sản xuất superoxid do các bạch cầu đa nhân. Thuốc ngăn chặn sự tổn thương tế bào niêm mạc dạ dày do các phân tử phản ứng có chứa oxygen gây ra, các phân tử này được phóng thích từ các bạch cầu trung tính được kích thích bởi Helicobacter pylori trong thử nghiệm in vitro. Thuốc làm giảm hàm lượng peroxid trong lipid ở niêm mạc dạ dày chuột được cho uống indomethacin trong tình trạng bị stress và ngăn chặn sự tổn thương niêm mạc dạ dày.

Tác dụng lên sự thâm nhiễm tế bào viêm ở niêm mạc dạ dày:

Rebamipid ngăn chặn sự thâm nhiễm tế bào viêm trong mô hình viêm dạ dày ở chuột do acid taurocholic và tổn thương niêm mạc dạ dày được tạo ra do các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) hoặc tổn thương do thiếu máu cục bộ/tái tưới máu gây ra.

Tác dụng lên sự phóng thích cytokin (interleukin-8) gây viêm ở niêm mạc dạ dày:

Rebamipid dùng đường uống, ngăn chặn sự tăng sản xuất và phóng thích interleukin-8 từ niêm mạc dạ dày của người bị nhiễm Helicobacter pylori. Thuốc còn ức chế sự hoạt hóa yếu tố kappa-B (NF-kB) của nhân, ngăn chặn biểu hiện của interleukin-8 mRNA và sự sản xuất interleukin-8 ở tế bào biểu mô được nuôi cấy cùng với Helicobacter pylori trong thử nghiệm in vitro.

Dược động học

*Nồng độ trong huyết tương:

Các số liệu sau chỉ ra các thông số dược động học của rebamipid sau khi uống một liều đơn rebamipid 100mg ở 27 bệnh nhân nam khỏe mạnh nhịn ăn.

Các thông số dược động học của rebamipid:

t max = 2.4±1.2 (giờ) và Cmax = 216 ±79 (mcg/ lít)

Giá trị trung bình = SD, n = 27, t1/2 được tính tới 12 giờ.

Tốc độ hấp thu rebamipid có xu hướng chậm khi thuốc được dùng đường uống ở liều 150 mg cho 6 người khỏe mạnh sau bữa ăn so với tốc độ hấp thu nếu uống trước khi ăn. Tuy nhiên, thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc ở người.

Các thông số dược động học ghi được từ các bệnh nhân bị suy thận sau khi uống một liều đơn 100mg rebamipid cho thấy nồng độ trong huyết tương cao hơn và thời gian bán hủy lâu hơn so với những người khỏe mạnh. Ở trạng Ở thái ổn định, nồng độ rebamipid trong huyết tương quan sát được ở các bệnh nhân thẩm phân thận sau khi dùng liều lặp lại rất giống với các trị số khi dùng liều đơn. Vì vậy, thuốc được xem là không tích lũy.

Sau khi 12 đối tượng khỏe mạnh uống liều đơn 100mg rebamipid, nồng độ thuốc trong huyết tương đạt đỉnh (ở 210 ng / mL) sau 2 giờ. Thời gian bán hủy huyết tương khoảng 1,5 giờ. Nghiên cứu dùng thuốc lặp lại cho thấy thuốc không tích tụ trong con người.

Sự hấp thu của rebamipid có xu hướng chậm khi uống thuốc với liều 150mg sau bữa ăn trên 6 đối tượng khỏe mạnh. Tuy nhiên, thực phẩm không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc trên người. Thông số dược động học thu được từ bệnh nhân suy thận sau khi dùng đơn liều uống rebamipid 100mg cho thấy nồng độ trong huyết tương cao hơn và nửa đời dài hơn so với các đối tượng khỏe mạnh. Ở trạng thái ổn định, nồng độ rebamipid trong huyết tương ghi nhận được ở các bệnh nhân thẩm tách thận sau khi dùng liều lặp lại rất gần với các giá trị mô phỏng từ liều duy nhất. Vì vậy, thuốc được xem là không tích lũy.

*Chuyển hóa: Sau khi cho đối tượng nam là người lớn khỏe mạnh dùng liều đơn 600mg, rebamipid chủ yếu được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng thuốc không đổi. Một chất chuyển hóa có 1 nhóm hydroxyl ở vị trí thứ 8 đã được tìm thấy trong nước tiểu. Tuy nhiên, sự bài tiết chất chuyển hóa này chỉ bằng 0,03% của liều đã dùng. Enzym liên quan đến sự hình thành chất chuyển hóa này là cytochrom P450 3A4 (CYP3A4).

*Thải trừ: Khi cho các đối tượng nam khỏe mạnh dùng một liều đơn rebamipid 100mg, khoảng 10% liều đã dùng được thải trừ qua nước tiểu.

*Liên kết với protein: Trong thử nghiệm in vitro, rebamipid ở nồng độ 0,05-5 mcg/ml được thêm vào huyết tương người, và 98,4% – 98,6% thuốc đã liên kết với protein huyết tương.