Thành phần
Hoạt chất: Cilostazol 50 mg
Tá dược: Cellulose vi tinh thể, Natri starch glycolat, Polyvinylpyrrolidon K-30, tinh bột ngô, Magnesi stearat.
Công dụng (Chỉ định)
Cilostazol được chỉ định để cải thiện quãng đường đi bộ tối đa và quãng đường đi bộ không bị đau ở các bệnh nhân bị chứng khập khiễng cách hồi, các bệnh nhân này không bị đau khi nghỉ ngơi và không bị hoại tử mô ngoại vi (bệnh động mạch ngoại vi Fontaine giai đoạn II).
Cilostazol là chọn lựa thứ hai, sau khi các bệnh nhân đã thay đổi lối sống (gồm có ngưng hút thuốc và tập thể dục có kiểm soát) và các biện pháp can thiệp thích hợp để cải thiện các triệu chứng khập khễnh cách hồi.
Cách dùng - Liều dùng
Liều dùng khuyến cáo là 100 mg x 2 lần/ngày. Nên uống cilostazol khoảng 30 phút trước khi ăn sáng và ăn tối. Uống cilostazol cùng với thức ăn sẽ làm tăng nồng độ tối đa trong huyết tương (Cmax), có thể dẫn đến tăng tỷ lệ tác dụng không mong muốn.
Cilostazol nên được dùng bởi thầy thuốc có kinh nghiệm chữa chứng khập khiễng cách hồi. Thầy thuốc nên đánh giá lại tình trạng bệnh nhân sau 3 tháng điều trị, ngưng dùng cilostazol nếu hiệu quả không đủ hoặc triệu chứng không được cải thiện.
Bệnh nhân dùng cilostazol nên tiếp tục thay đổi lối sống (ngưng hút thuốc và tập thể dục), và can thiệp dược lý (như điều trị hạ mỡ máu và chống kết tập tiểu cầu) để giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Cilostazol không thay thế được các điều trị này.
Giảm liều dùng còn 50 mg x 2 lần/ngày ở các bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế mạnh CYP3A4, ví dụ một số thuốc macrolid, thuốc kháng nấm nhóm azol, chất ức chế protease, hoặc các thuốc ức chế mạnh CYP2C19 như là omeprazol.
Người cao tuổi
Không cần điều chỉnh liều dùng cho người cao tuổi.
Bệnh nhi
Tính an toàn và hiệu quả ở trẻ em chưa được thiết lập.
Suy thận
Không cần điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin ≥ 25 ml/phút. Chống chỉ định dùng cilostazol ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin ≤ 25 ml/phút.
Suy gan
Không cần điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhân suy gan nhẹ. Không có dữ liệu với bệnh nhân suy gan trung bình hoặc nặng. Do cilostazol được chuyển hóa mạnh ở gan, chống chỉ định dùng cilostazol ở bệnh nhân suy gan nặng hay trung bình.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
• Mẫn cảm với cilostazol hoặc với bất kỳ tá dược nào khác.
• Suy thận nặng: độ thanh thải creatinin ≤ 25 ml/phút
• Suy gan nặng hay trung bình
• Suy tim sung huyết
• Phụ nữ có thai
• Bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết (như là loét dạ dày, xuất huyết trong vòng 6 tháng gần đây, bệnh võng mạc do đái tháo đường tiến triển, tăng huyết áp khó kiểm soát)
• Bệnh nhân có tiền sử nhịp nhanh thất rung thất mà không được điều trị đầy đủ, đoạn QTc kéo dài
• Bệnh nhân có tiền sử loạn nhịp nặng
• Bệnh nhân được điều trị đồng thời với 2 thuốc hoặc nhiều hơn 2 thuốc chống đông máu hoặc chống kết tập tiểu cầu (như là acid acetylsalicylic, clopidogrel, heparin, warfarin, acenocoumarol, dabigatran, rivaroxaban hoặc apixaban)
• Bệnh nhân có bệnh động mạch vành không ổn định, bị nhồi máu cơ tim trong vòng 6 tháng gần đây, hoặc có can thiệp động mạch vành trong vòng 6 tháng gần đây.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Nên cân nhắc cẩn thận việc sử dụng cilostazol cùng với các chọn lựa điều trị khác như là tái tạo mạch máu.
Dựa trên cơ chế tác động, cilostazol có thể gây nhịp tim nhanh, hồi hộp, loạn nhịp và/hoặc hạ huyết áp. Cilostazol làm tăng nhịp tim khoảng 5-7 nhịp/phút; ở các bệnh nhân có nguy cơ, điều này có thể dẫn đến cơn đau thắt ngực.
Do nhịp tim tăng các bệnh nhân có thể có nguy cơ bị các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trên tim, ví dụ bệnh nhân có bệnh động mạch vành không ổn định, nên được theo dõi cẩn thận khi dùng cilostazol. Chống chỉ định dùng cilostazol ở các bệnh nhân động mạch vành không ổn định, bị nhồi máu cơ tim hoặc có can thiệp động mạch vành trong vòng 6 tháng gần đây, hoặc có tiền sử nhịp tim nhanh nghiêm trọng.
Nên thận trọng khi kê đơn cilostazol cho các bệnh nhân bị lạc vị nhĩ hoặc thất, bệnh nhân bị rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ.
Nên nhắc nhở bệnh nhân báo cáo về tình trạng xuất huyết hoặc vết bầm trong thời gian điều trị. Nếu có xuất huyết võng mạc, nên ngưng điều trị cilostazol.
Do tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, cilostazol có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết trong phẫu thuật (ngay cả với tiểu phẫu như nhổ răng). Nếu bệnh nhân sắp phẫu thuật và không cần tác dụng kháng kết tập tiểu cầu, nên ngưng dùng cilostazol 5 ngày trước phẫu thuật.
Rất hiếm báo cáo về các bất thường huyết học như thiếu tiểu cầu, thiếu bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu bất sản. Hầu hết bệnh nhân đều hồi phục sau khi ngưng dùng cilostazol. Tuy nhiên, vài trường hợp thiếu toàn thể huyết cầu và thiếu máu bất sản dẫn đến tử vong.
Ngoài việc báo cáo về các giai đoạn xuất huyết và dễ bị bầm, nên cảnh giác bệnh nhân về các dấu hiệu sớm của rối loạn thể tạng máu như là sốt và đau họng. Nên kiểm tra toàn thể huyết cầu nếu nghi ngờ hoặc có biểu hiện lâm sàng của rối loạn thể tạng máu. Nên ngưng dùng cilostazol nếu có các dấu hiệu lâm sàng hay xét nghiệm huyết học bất thường.
Trường hợp bệnh nhân đang uống các thuốc ức chế mạnh enzym CYP3A4 hoặc CYP2C19, nồng độ huyết tương của cilostazol sẽ tăng lên. Trong các trường hợp này, khuyến cáo dùng liều 50 mg x 2 lần/ngày.
Nên thận trọng khi dùng cilostazol với các thuốc hạ huyết áp do có khả năng làm hạ huyết áp nhiều hơn, nhịp tim nhanh.
Nên thận trọng khi dùng cilostazol cùng với các thuốc ức chế sự kết tập tiểu cầu.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Tác dụng không mong muốn được phân loại như sau:
Rất thường gặp (≥ 1/10); thường gặp (≥ 1/100 đến < 1/10); Ít gặp (≥ 1/1.000 đến < 1/100); hiếm gặp (≥ 1/10.000 đến < 1/1.000); rất hiếm gặp (<1/10.000), không biết (không thể được ước tính từ dữ liệu có sẵn).
Rối loạn máu và hệ thống bạch huyết
- Thường gặp: bầm máu
- Ít gặp: thiếu máu
- Hiếm gặp: Kéo dài thời gian chảy máu, thiếu tiểu cầu
Rối loạn hệ miễn dịch:
- Ít gặp: phản ứng dị ứng
Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa:
- Thường gặp: phù (ngoại vi, mặt), chán ăn
- Ít gặp: tăng đường huyết, đái tháo đường
Rối loạn tâm thần:
-Ít gặp: lo lắng
Rối loạn thần kinh:
- Rất thường gặp: nhức đầu
- Thường gặp: chóng mặt
- Ít gặp: mất ngủ, giấc mơ bất thường
Rối loạn mắt:
- Không rõ: viêm kết mạc
Rối loạn tai và mê đạo:
- Không rõ: ù tai
Rối loạn tim:
- Thường gặp: hồi hộp, nhịp tim nhanh, đau thắt ngực; loạn nhịp, ngoại tâm thu thất
- Ít gặp: nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, suy tim xung huyết, nhịp nhanh thất, ngất.
Rối loạn mạch máu:
- Rất thường gặp: xuất huyết mắt, chảy máu cam, xuất huyết đường tiêu hóa, hạ huyết áp tư thế.
- Ít gặp: đỏ bừng mặt, tăng huyết áp, hạ huyết áp, xuất huyết não, xuất huyết phổi, xuất huyết đường hô hấp, xuất huyết dưới da.
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất:
- Thường gặp: viêm mũi, viêm họng
- Ít gặp: khó thở, viêm phổi, ho
- Không rõ: viêm phổi kẽ
Rối loạn đường tiêu hóa:
- Rất thường gặp: tiêu chảy, phân bất thường
- Thường gặp: buồn nôn và nôn mửa, khó tiêu, đầy bụng, đau bụng
- Ít gặp: viêm dạ dày
Rối loạn gan mật
- Không rõ: viêm gan, rối loạn chức năng gan, vàng da
Rối loạn da và mô dưới da:
Thường gặp: nổi ban đỏ, ngứa
- Không rõ: eczema, nổi ban trên da, hội chứng Steven-Johnson, hoại tử da có độc, nổi mày đay
Rối loạn xương và mô liên kết cơ xương:
- Thường gặp: đau cơ
Rối loạn tiết niệu và thận:
- Hiếm: suy thận
- Không rõ: tiêu ra máu, đái rắt
Rối loạn tổng quát, tại vị trí tiêm:
- Thường gặp: đau ngực, suy nhược
- Ít gặp: lạnh run, mệt mỏi
- Không rõ: nóng sốt, đau
Xét nghiệm:
- Không rõ: mức acid uric cao, urê huyết tăng, creatinin huyết tăng.
Tương tác với các thuốc khác
Các thuốc ức chế kết tập tiểu cầu
Cilostazol là chất ức chế PDE III với tác động chống kết tập tiểu cầu. Trong một
nghiên cứu lâm sàng trên người khỏe mạnh, dùng cilostazol 150 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày: không gây kéo dài thời gian chảy máu.
Acid acetylsalicylic (ASA)
Dùng đồng thời cilostazol với acid acetylsalicylic trong thời gian ngắn (< 4 ngày) gây tăng ức chế sự kết tập tiểu cầu invitro do ADP khoảng 23-25%, so sánh với chỉ dùng một mình acid acetylsalicylic.
Không có khuynh hướng gia tăng tỷ lệ xuất huyết ở các bệnh nhân dùng phối hợp cilostazol và acid acetylsalicylic so với bệnh nhân dùng giả dược và acid acetylsalicylic ở cùng liều.
Clopidogrel và các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác
Dùng cilostazol và clopidogrel đồng thời không ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin time (PT) hoặc thời gian thromboplastin (aPTT). Tất cả người khỏe mạnh trong nghiên cứu này kéo dài thời gian chảy máu khi dùng một mình clopidogrel, và dùng đồng thời với cilostazol không là gia tăng thời gian chảy máu. Nên thận trọng khi dùng cilostazol đồng thời với bất cứ thuốc nào ức chế kết tập tiểu cầu. Nên thận trọng kiểm soát thời gian chảy máu định kỳ. Chống chỉ định điều trị bằng cilostazol ở các bệnh nhân dùng 2 thuốc chống kết tập tiểu cầu/ thuốc chống đông máu hoặc nhiều loại thuốc hơn.
Tỷ lệ xuất huyết cao hơn khi dùng đồng thời clopidogrel, acid acetylsalicylic và cilostazol ở các thử nghiệm CASTLE.
Các thuốc chống đông như warfarin
Trong một nghiên cứu lâm sàng liều đơn, không ức chế sự chuyển hóa của warfarin, không ảnh hưởng đến các thông số đông máu (PT, aPTT, thời gian chảy máu). Tuy nhiên, nên thận trọng khi dùng đồng thời cilostazol và các thuốc chống đông khác, nên kiểm soát thường xuyên để giảm khả năng xuất huyết.
Chống chỉ định điều trị bằng cilostazol ở các bệnh nhân dùng 2 thuốc chống kết tập tiểu cầu/ thuốc chống đông máu hoặc nhiều loại thuốc hơn.
Các chất ức chế enzym cytocrom P-450 (CYP)
Cilostazol được chuyển hóa mạnh bởi các enzym CYP, đặc biệt là CYP3A4 và CYP2C19, và
mạnh hơn cilostazol 4-7 lần, được tạo thành thông qua CYP3A4. Chất chuyển hóa 4\'-trans-hydroxy, có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu bằng 1/5 tác dụng của cilostazol, được tạo thành thông qua CYP2C19. Vì vậy, các thuốc ức chế CYP3A4 (như là kháng sinh macrolid, thuốc kháng nấm azol, chất ức chế protease) hoặc ức chế CYP2C19 (như các thuốc ức chế bơm proton, PPIs) làm tăng tác dụng dược lý và có khả năng làm tăng tác dụng không mong muốn của cilostazol. Do đó, đối với các bệnh nhân dùng các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 hoặc CYP2C19, khuyến cáo dùng cilostazol với liều 50 mg x 2 lần/ngày.
Dùng cilostazol với erythromycin (chất ức chế CYP3A4) gây tăng AUC của cilostazol lên 72%, tăng AUC của chất chuyển hóa dehydro lên 6%, tăng AUC của chất chuyển hóa 4\'-trans-hydroxy lên 119%.
Dựa theo AUC, tác động dược lý của cilostazol tăng 34% khi dùng đồng thời với erythromycin. Theo các số liệu này, liều khuyến cáo của cilostazol là 50 mg x 2 lần/ngày khi dùng đồng thời với erythromycin và các thuốc tương tự (ví dụ, clarithromycin).
Dùng ketoconazol (chất ức chế CYP3A4) đồng thời với cilostazol gây tăng AUC của cilostazol lên 117%, giảm AUC của chất chuyển hóa dehydro xuống 15% tăng AUC của chất chuyển hóa 4\'-trans-hydroxy lên 87%. Dựa trên AUC, tác dụng dược lý toàn phần của cilostazol tăng 35% khi dùng đồng thời với ketoconazol. Theo các số liệu này, liều khuyến cáo của cilostazol là 50 mg x 2 lần/ngày khi dùng đồng thời với ketoconazol và các thuốc tương tự (ví dụ, itraconazol).
Dùng cilostazol với diltiazem (chất ức chế yếu CYP3A4) gây tăng AUC của cilostazol lên 44%, tăng AUC của chất chuyển hóa dehydro lên 4%, tăng AUC của chất chuyển hóa 4\'-trans-hydroxy lên 43%.
Dựa theo AUC, tác động dược lý của cilostazol tăng 19% khi dùng đồng thời với diltiazem. Theo các số liệu này, không cần thiết điều chỉnh liều dùng của cilostazol.
Dùng liều đơn 100 mg cilostazol với 240 ml nước ép trái nho (chất ức chế CYP3A4 ở ruột) không có ảnh hưởng đáng kể đến dược động học của cilostazol. Dựa trên các số liệu này, không cần thiết điều chỉnh liều dùng của cilostazol. Tác dụng lâm sàng của cilostazol vẫn chấp nhận được với lượng nước ép trái nho nhiều hơn.
Dùng cilostazol đồng thời với omeprazol (chất ức chế CYP2C19) làm tăng AUC của
cilostazol lên 22%, tăng AUC của chất chuyển hóa dehydro lên 68%, tăng AUC của chất
chuyển hóa 4\' -trans-hydroxy lên 36%.
Dựa theo AUC, tác động dược lý của cilostazol tăng 47% khi dùng đồng thời với omeprazol. Theo các số liệu này, liều khuyến cáo của cilostazol là 50 mg x 2 lần/ngày khi dùng đồng thời với erythromycin.
Chất nền enzym cytocrom P-450
Cilostazol làm tăng AUC của lovastatin (chất nền của CYP3A4) và acid β-hydroxy của lovastatin lên 70%. Nên thận trọng khi dùng cilostazol cùng với các chất nền CYP3A4 có chỉ số điều trị hẹp (ví dụ cisaprid, halofantrin, pimozid, dẫn xuất nấm cựa gà). Nên thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc statin được chuyển hóa bởi CYP3A4, ví dụ như simvastatin, atorvastatin và lovastatin.
Chất gây cảm ứng enzym cytocrom P-450
Tác dụng của các chất gây cảm ứng enzym CYP3A4 và CYP2C19 (như là carbamazepin, phenytoin, rifampicin và St. John\'s wort) trên dược động học của cilostazol chưa được đánh giá. Về mặt lý thuyết, tác động kháng tiểu cầu có thể bị thay đổi, nên theo dõi cẩn thận khi cilostazol được dùng đồng thời với các chất gây cảm ứng enzym CYP3A4 và CYP2C19.
Trong các thử nghiệm lâm sàng, hút thuốc lá (gây cảm ưng enzym CYP1A2) làm giảm nồng độ cilostazol huyết tương khoảng 18%.
Các tương tác khác
Nên cẩn thận khi dùng cilostazol với bất cứ thuốc nào gây hạ huyết áp do có khả năng làm tăng tác dụng hạ huyết áp với nhịp tim nhanh phản xạ.
Quá liều
Ít có thông tin về quá liều cấp tính cilostazol trên người. Các dấu hiệu và triệu chứng quá liều cấp tính có thể dự đoán là các tác dụng dược lý quá mức: nhức đầu nặng, tiêu chảy, hạ huyết áp; nhịp tim nhanh, có thể loạn nhịp. Bệnh nhân nên được theo dõi cẩn thận và điều trị hỗ trợ. Nếu có thể thì gây ói hoặc rửa dạ dày.
Do cilostazol gan kết protein cao, sẽ không thể loại ra khỏi cơ thể bằng lọc thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mô. Liều LD50 của cilostazol uống là > 5 g/kg ở chuột và > 2 g/kg ở chó.
Lái xe và vận hành máy móc
Cilostazol có thể gây chóng mặt và nên cảnh báo bệnh nhân về tác động này trước khi họ lái xe hay vận hành máy móc
Thai kỳ và cho con bú
Không có đủ dữ liệu về sử dụng cilostazol ở phụ nữ có thai. Các nghiên cứu ở động vật cho thấy cilostazol có độc tính trên hệ sinh sản. Không rõ nguy cơ cho người. Không dùng cilostazol trong thai kỳ.
Cilostazol tiết vào sữa trong các nghiên cứu ở động vật. Chưa rõ cilostazol có tiết vào sữa người hay không. Do có nguy cơ có ảnh hưởng không tốt cho trẻ bú mẹ, khuyến cáo không dùng cilostazol khi cho trẻ bú mẹ.
Bảo quản
Bảo quản dưới 30°C.
Quy cách đóng gói
Hộp 6 vỉ x 10 viên.
Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Dược lực học
Từ các dữ liệu trong 9 nghiên cứu có đối chứng với giả dược (1634 bệnh nhân dùng cilostazol) đã chứng minh cilostazol cải thiện quãng đường đi bộ tối đa (ACD) và quãng đường đi bộ không đau (ICD) theo thử nghiệm đi bộ. Sau 24 tuần điều trị, dùng cilostazol 100 mg x 2 lần/ngày, tăng ACD trung bình từ 60,4 -129,1 m, trong khi đó ICD tăng từ 47,3 - 93,6 m. Một phân tích số liệu dựa trên sự khác nhau trung bình của 9 nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện đáng kể, ACD tăng 42 m khi dùng cilostazol 100 mg x 2 lần/ngày, so với giả dược. Tỷ lệ cải thiện là 100% so với giả dược. Hiệu quả này thấp hơn ở bệnh nhân đái tháo đường so với bệnh nhân không bị đái tháo đường.
Một nghiên cứu lâm sàng pha 4 có kiểm soát bằng giả dược, mù đôi ngẫu nhiên, đánh giá hiệu quả dài hạn của cilostazol, tập trung về vấn đề tỷ lệ tử vong và tính an toàn. Tổng cộng có 1439 bệnh nhân bị chứng tập tễnh cách hồi, không bị suy tim, được điều trị bằng cilostazol hoặc giả dược trong 3 năm. Theo nghiên cứu Kaplan-Meier trong 36 tháng, với thời gian dùng thuốc trung bình là 18 tháng, tỷ lệ tử vong là 5,6% đối với cilostazol và 6,8% đối với giả dược. Điều trị lâu dài bằng cilostazol không có vấn đề gì về an toàn.
Dược động học
Sau khi dùng nhiều liều cilostazol 100 mg x 2 lần/ngày ở các bệnh nhân bị bệnh mạch máu ngoại vi, đạt trạng thái ổn định trong vòng 4 ngày.
Cmax của cilostazol và các chất chuyển hóa ban đầu trong hệ tuần hoàn tăng với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ tăng liều dùng. Tuy nhiên, diện tích dưới đường cong nồng độ (AUC) của cilostazol và các chất chuyển hóa tăng theo tỷ lệ tăng liều dùng.
Thời gian bán thải biểu kiến của cilostazol là 10,5 giờ. Có hai chất chuyển hóa chính là dehydro-cilostazol và 4\'-trans-hydroxy cilostazol, cả hai có thời gian bán thải biểu kiến tương đương nhau. Chất chuyển hóa dehydro có hoạt tính chống kết tập tiểu cầu gấp 4-7 lần hợp chất ban đầu, và chất chuyển hóa 4\'-trans-hydroxy có hoạt tính bằng 1/5 chất ban đầu. AUC của chất chuyển hóa dehydro và 4\'-trans-hydroxy là 41% và 12% so với cilostazol.
Cilostazol được thải trừ chủ yếu bằng sự chuyển hóa và sau đó thải qua nước tiểu. Các isoenzym liên quan đến sự chuyển hóa là cytocrom P-450 CYP3A4, CYP2C19 (mức độ ít hơn), và CYP1A2 (mức độ ít hơn nữa).
Đường thải trừ chủ yếu là qua nước tiểu (74%), phần còn lại thải ra phân. Lượng cilostazol bài tiết ra nước tiểu ở dạng chưa biến đổi rất thấp không định lượng được, dưới 2% liều dùng được bài tiết ở dạng chất chuyển chuyển hóa dehydro-cilostazol. Khoảng 30% liều dùng được bài tiết ra nước tiểu ở dạng chất chuyển hóa 4’-trans-hydroxy. Phần còn lại được bài tiết dưới dạng các chất chuyển hóa, không có chất nào vượt quá 5% trên tổng lượng bài tiết.
Khoảng 95-98% cilostazol gắn kết protein, chủ yếu là albumin. Chất chuyển hóa dehydro và 4’-trans-hydroxy có tỷ lệ, gắn kết protein là 97,4% và 66% tương ứng.
Không có bằng chứng về việc cilostazol gây cảm ứng các enzym gan.
Dược động học của cilostazol và các chất chuyển hóa không bị ảnh hưởng bởi tuổi và giới tính ở những người khỏe mạnh từ 50-80 tuổi.
Ở những người suy thận nặng, tỷ lệ cilostazol tự do tăng hơn 27%, Cmax và AUC giảm tương ứng 29% và 39% so với những người có chức năng thận bình thường. Cmax và AUC của chất chuyển hóa dehydro giảm tương ứng 41% và 47% ở người suy thận nặng so với người có chức năng thận bình thường. Cmax và AUC của 4\'-trans-hydroxy cilostazol tăng tương ứng 173% và 209% ở người suy thận nặng. Không dùng thuốc này cho bệnh nhân có thanh thải creatinin
< 25ml/phút.
Không có dữ liệu ở các bệnh nhân suy gan mức độ trung bình và nặng, do cilostazol được chuyển hóa mạnh bởi các enzym gan, không nên dùng thuốc này cho các bệnh nhân suy gan mức độ trung bình và nặng.