Thành phần
Mỗi viên nén chứa:
Hoạt chất: Sulfamethoxazol 400mg, Trimethoprim 80mg.
Tá dược: Microcrystallin cellulose PH101, Starch 1500, Povidon K90, Natri starch glycolat, Magnesi stearat.
Công dụng (Chỉ định)
Dotrim 400 mg/80mg được chỉ định ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm:
- Điều trị và phòng ngừa viêm phổi do Pneumocystis jiroveci.
- Điều trị và dự phòng bệnh Toxoplasma.
- Điều trị bệnh Nocardia.
Các nhiễm khuẩn sau đây có thể được điều trị với Dotrim 400 mg/80mg khi có bằng chứng vi khuẩn nhạy cảm với Dotrim 400 mg/80mg và lý do thích hợp để dùng dạng kết hợp kháng sinh trong Dotrim 400 mg/80mg so với dùng một kháng sinh:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng cấp tính.
- Viêm tai giữa cấp tính.
- Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính.
Cách dùng - Liều dùng
Dùng uống. Có thể uống Dotrim 400 mg/80mg lúc no để giảm thiểu khả năng gây rối loạn tiêu hóa.
Trường hợp quên uống một liều dùng: Hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian gần với lần dùng thuốc tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và hãy dùng liều tiếp theo vào thời gian thường lệ. Không dùng liều gấp đôi để bù vào liều đã quên.
Trường hợp uống quá nhiều viên thuốc: Hãy gặp ngay bác sỹ hoặc tới khoa Hồi sức - Cấp cứu của bệnh viện gần nhất.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với sulfonamid, trimethoprim, Dotrim 400 mg/80 mg hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân bị tổn thương nhu mô gan đáng kể.
- Suy thận nặng (Clcr < 15 ml/phút) khi không đo lặp lại được nồng độ trong huyết tương.
- Không nên dùng Dotrim 400 mg/80 mg cho trẻ sơ sinh trong 6 tuần đầu đời.
- Kết hợp với dofetilid (xem mục tương tác, tương kỵ của thuốc).
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Mặc dù rất hiếm, tử vong đã xảy ra do các phản ứng nghiêm trọng baogổm hoại tử gan tối cấp, mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, các rối loạn máu khác và quá mẫn đường hô hấp.
- Các phản ứng trên da đe dọa tính mạng: Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) và hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN) và phản ứng thuốc với chứng tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS) đã xảy ra khi sử dụng Dotrim 400 mg/80 mg.
- Bệnh nhân nên được thông báo về các dấu hiệu, triệu chứng và theo dõi chặt chẽ các phản ứng trên da. SJS,TEN hoặc DRESS có nguy cơ xuất hiện cao nhất trong những tuần đầu điều trị.
- Nếu có triệu chứng hoặc dấu hiệu của SJS, TEN hoặc DRESS (ví dụ: Phát ban da tiến triển thường kèm rộp da hoặc tổn thương niêm mạc), nên ngừng dùng Dotrim 400mg/80 mg.
- Để giúp đạt kết quả tốt nhất trong xử trí SJS, TEN và DRESS, cần chẩn đoán sớm và ngay lập tức ngưng dùng thuốc nghi ngờ. Ngưng dùng thuốc sớm liên quan đến tiên lượng tốt hơn.
- Nếu bệnh nhân đã tiến triển SJS hoặc TEN do sử dụng Dotrim 400 mg/80 mg, không được dùng lại Dotrim 400 mg/80 mg ở bệnh nhân này.
Cần đặc biệt thận trọng khi điều trị ở bệnh nhân cao tuổi bởi vì nhóm đối tượng này nhạy cảm với các tác dụng không mong muốn và gần như bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi có các tình trạng phức tạp khác như suy thận và/hoặc suy gan và/hoặc sử dụng đồng thời các thuốc khác.
Nên luôn duy trì đủ lượng nước tiểu.Tinh thể niệu in vivo là rất hiếm, mặc dù các tinh thể sulfonamid đã được ghi nhận trong nước tiểu được làm lạnh ở các bệnh nhân được điều trị. Ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng, nguy cơ có thể tăng lên.
Xét nghiệm công thức máu hàng tháng được khuyến cáo khi dùng Dotrim 400 mg/80 mg trong thời gian dài hoặc ở những bệnh nhân thiếu folat hoặc người cao tuổi; vì có thể có những thay đổi không có triệu chứng trong các chỉ số xét nghiệm huyết học do thiếu folat sẵn có. Những thay đổi này có thể hồi phục bằng cách dùng axit folinic (5-10 mg/ngày) mà không ảnh hưởng đến hoạt tính kháng khuẩn.
Ở những bệnh nhân thiếu glucose-6-phosphat dehydrogenase (G-6-PD) có thể xảy ra tan máu.
Nên dùng Dotrim 400 mg/80 mg thận trọng ở những bệnh nhân bị dị ứng nặng hoặc hen phế quản.
Không nên sử dụng Dotrim 400 mg/80 mg trong điều trị viêm họng do Streptococci tan máu beta nhóm A do ít hiệu quả hơn so với dùng penicillin.
Trimethoprim làm suy giảm sự chuyển hóa phenylalanin nhưng điều này không có ý nghĩa đối với bệnh nhân phenylketon niệu áp dụng chế độ ăn kiêng thích hợp.
Cần tránh dùng Dotrim 400 mg/80 mg ở các bệnh nhân đã biết hoặc nghi ngờ có nguy cơ rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp. Cả trimethoprim và sulfonamid (mặc dù không cụ thể là sulfamethoxazol) có liên quan đến đợt cấp của rối loạn chuyển hóa porphyrin trên lâm sàng.
Theo dõi chặt chẽ kali huyết thanh ở những bệnh nhân có nguy cơ tăng kali huyết.
Trừ trường hợp dưới sự giám sát cẩn thận thì không nên dùng Dotrim 400 mg/80 mg cho bệnh nhân bị rối loạn huyết học nghiêm trọng (xem mục tác dụng không mong muốn). Dotrim 400 mg/80 mg đã được dùng cho những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp gây độc tế bào có ít hoặc không có tác dụng phụ lên tủy xương hoặc máu ngoại vi.
Sự kết hợp kháng sinh trong Dotrim 400 mg/80 mg chỉ được sử dụng nếu theo chẩn đoán của bác sỹ lợi ích của điều trị cao hơn bất kỳ nguy cơ nào có thể xảy ra; nên xem xét sử dụng một thuốc kháng khuẩn có hiệu quả.
Không sử dụng thuốc đã quá hạn ghi trên nhãn.
Quá liều
Triệu chứng và biểu hiện khi sử dụng thuốc quá liều:
Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau đầu, bất tỉnh. Loạn tạo máu và vàng da là biểu hiện muộn của dùng quá liều, ức chế tủy.
Cách xử trí khi dùng thuốc quá liều:
Gây nôn, rửa dạ dày.
Acid hóa nước tiểu để tăng đào thải trimethoprim. Nếu có dấu hiệu ức chế tủy, người bệnh cần dùng leucovorin 5-15 mg/ngày cho đến khi hồi phục tạo máu.
Thẩm phân máu chỉ loại bỏ được một lượng ít thuốc. Thẩm phân màng bụng không hiệu quả.
Thai kỳ và cho con bú
Thời kỳ mang thai:
Sulfonamid có thể gây vàng da ở trẻ em thời kỳ chu sinh do việc đẩy bilirubin ra khỏi albumin. Vì trimethoprim và sulfamethoxazol có thể cản trở chuyển hóa acid folic, thuốc chỉ dùng lúc mang thai khi thật cần thiết. Nếu cần phải dùng thuốc trong thời kỳ có thai, phải dùng thêm acid folic.
Thời kỳ cho con bú:
Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú không được dùng trimethoprim và sulfamethoxazol. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với tác dụng độc của thuốc.
Quy cách đóng gói
Hộp 2 vỉ x 10 viên
Hạn dùng
48 tháng kể từ ngày sản xuất.
Dược lực học
Nhóm dược lý: Kết hợp sulfonamid và trimethoprim, bao gồm các dẫn xuất.
Mã ATC: J01E E01.
Cơ chế tác động:
Dotrim 400 mg/80 mg là một loại thuốc kháng khuẩn gồm hai hoạt chất là sulfamethoxazol và trimethoprim. Sulfamethoxazol là một chất ức chế cạnh tranh của enzym dihydropteroat synthetase. Sulfamethoxazol ức chế cạnh tranh việc sử dụng acid para-aminobenzoic (PABA) trong quá trình tổng hợp dihydrofolat của vi khuẩn dẫn đến tác dụng kìm khuẩn.Trimethoprim gắn kết và ức chế có hồi phục dihydrofolat reductase (DHFR) của vi khuẩn và ngăn chặn sự sản sinh tetrahydrofolat.Tùy thuộc vào điều kiện có thể có tác dụng diệt khuẩn. Trimethoprim và sulfamethoxazol ngăn chặn hai bước liên tiếp trong quá trình tổng hợp purin và vì vậy ức chế sự tổng hợp acid nucleic cần thiết cho nhiều vi khuẩn.Tác động này tạo ra sự tăng cường rõ rệt trong tác động in vitro giữa hai thành phần.
Cơ chế đề kháng:
Các nghiên cứu in vitro cho thấy sự đề kháng của vi khuẩn có thể tiến triển chậm hơn với cả sulfamethoxazol và trimethoprim trong dạng kết hợp so với sulfamethoxazol hoặc trimethoprim đơn độc.
Sự đề kháng với sulfamethoxazol có thể xảy ra theo các cơ chế khác nhau. Các đột biến của vi khuẩn làm tăng nồng độ PABA và do đó cạnh tranh với sulfamethoxazol dẫn đến giảm tác dụng ức chế enzym dihydropteroat synthetase. Một cơ chế đề kháng khác là qua trung gian plasmid và kết quả từ sự tạo thành enzym dihydropteroat synthetase biến đổi có ái lực giảm đối với sulfamethoxazol so với loại enzym thuần chủng ban đầu.
Sự đề kháng đối với trimethoprim xảy ra thông qua đột biến trung gian plasmid, dẫn đến sự tạo thành enzym dihydrofolat reductase biến đổi có ái lực giảm đối với trimethoprim so với loại enzym thuần chủng ban đầu.
Trimethoprim gắn với DHFR của ký sinh trùng sốt rét nhưng ít chặt chẽ hơn so với enzym của vi khuẩn. Ái lực của trimethoprim với DHFR ở động vật có vú thấp hơn khoang 50.000 lần so với enzym của vi khuẩn tương ứng.
Nhiều vi khuẩn gây bệnh thông thường nhạy cảm in vitro đối với trimethoprim và sulfamethoxazol ở nồng độ thấp hơn nồng độ đạt được trong máu, dịch ở mô và nước tiểu sau khi dùng liều khuyến cáo. Tuy nhiên, tương tự với các kháng sinh khác, hoạt tính in vitro không nhất thiết có nghĩa là hiệu quả lâm sàng đã được chứng minh và cần phải lưu ý rằng thử nghiệm tính nhạy cảm chỉ đạt được với môi trường không có các chất ức chế, đặc biệt là thymidin và thymin.
Các giá trị ngưỡng theo ủy ban về thử nghiệm độ nhạy cảm của châu Âu (EUCAST).
Enterobacteriaceae: S ≤ 2 R > 4
S. maltophilia: S ≤ 4 R > 4
Acinetobacter: S ≤ 2 R > 4
Staphylococcus: S ≤ 2 R > 4
Enterococcus: S ≤ 0,032 R > 1
Streptococcus ABCG: S ≤ 1 R > 2
Streptococcus pneumoniae: S ≤ 1 R > 2
Hemophilus influenza: S ≤ 0,5 R > 1
Moraxella catarrhalis: S ≤ 0,5 R > 1
Pseudomonas aeruginosa và các vi khuẩn không thuộc họ enterobacteriaceae khác: S ≤ 2* R > 4*
S = nhạy cảm, R = để kháng.
* Đây là các giá trị ngưỡng của Viện Tiêu chuẩn Lâm sàng và Xét nghiệm (CLSI) vì không có giá trị ngưỡng của EUCAST hiện có cho các sinh vật này.
Tỷ lệ trimethoprim: sulfamethoxazol là 1:19. Các giá trị ngưỡng được thể hiện dưới dạng nồng độ trimethoprim.
Phổ kháng khuẩn:
Tỷ lệ đề kháng có thể khác nhau theo vùng và thời gian đối với các loài được chọn và thông tin về sự đề kháng ở địa phương là cần thiết, đặc biệt khi điều trị nhiễm khuẩn nặng. Khi cần thiết, cẩn tìm sự tư vấn của chuyên gia khi tỷ lệ đề kháng tại địa phương làm tác dụng của thuốc trong một số loại nhiễm trùng là đáng nghi ngờ. Thông tin này chỉ đưa ra một hướng dẫn gần đúng về xác suất liệu các vi sinh vật có nhạy cảm với trimethoprim/sulfamethoxazol hay không.
Khả năng nhạy cảm của trimethoprim/sulfamethoxazol đối với một số vi khuẩn được trình bày trong bảng dưới đây:
Các chủng vi khuẩn nhạy cảm phổ biến: |
Vi khuẩn hiếu khí Gram dương:
Staphylococcus aureus
Staphylococcus saprophyticus
Streptococcus pyogenes
|
Vi khuẩn hiếu khí Gram âm:
Enterobacter cloacae
Haemophilus influenzae
Klebsiella oxytoca
Moraxella catarrhalis
Salmonella spp.
Stenotrophomonas maltophilia
Yersinia spp.
|
Các chủng vi khuẩn mà mắc phải sự đề kháng có thể là vấn đề: |
Vi khuẩn hiếu khí Gram dương:
Enterococcus faecalis
Enterococcus faecium
Nocardia spp.
Staphylococcus epidermidis
Streptococcus pneumoniae
|
Vi khuẩn hiếu khí Gram âm:
Citrobacter spp.
Enterobacter aerogenes
Escherichia coli
Klebsiella pneumoniae
Proteus mirabilis
Proteus vulgaris
Providencia spp.
Serratia marcesahs
|
Các chủng vi khuẩn đề kháng từ trước: |
Vi khuẩn hiếu khí Gram âm:
Pseudomonas aeruginosa
Shigella spp.
Vibrio cholera
|
Dược động học
Sau khi uống, trimethoprim và sulfamethoxazol được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn. Sự hiện diện của thức ăn không làm chậm sự hấp thu. Nồng độ đỉnh trong máu đạt được trong khoảng 1-4 giờ sau khi uống và nồng độ đạt được liên quan đến liều. Các nồng độ có tác dụng tồn tại trong máu lên đến 24 giờ sau liều điều trị. Nồng độ ổn định ở người lớn đạt được sau khi dùng thuốc trong 2-3 ngày. Cả hai thành phần đều không có tác động đáng kể đến nồng độ đạt được trong máu bởi thành phần kia.
Trimethoprim là một bazơ yếu với pKa là 7,4 và là một chất ưa béo. Nồng độ trimethoprim ở mô thường cao hơn nồng độ trong huyết tương tương ứng, có nồng độ đặc biệt cao ở phổi và thận. Nồng độ trimethoprim ở mật, dịch và mô tuyến tiền liệt, nước bọt, đờm và dịch tiết âm đạo cao hơn nồng độ trong huyết tương. Nồng độ trong dịch lỏng, sữa mẹ, dịch não tủy, dịch tai giữa, hoạt dịch và dịch kẽ đủ để có hoạt tính kháng khuẩn.Trimethoprim đi vào dịch màng ối và mô bào thai đạt đến nồng độ xấp xỉ nồng độ trong huyết thanh của người mẹ.
Khoảng 50 % trimethoprim trong huyết tương gắn với protein. Thời gian bán thải ở người trong khoảng 8,6 -17 giờ khi chức năng thận bình thường. Thời gian bán thải tăng lên 1,5 - 3,0 lần khi độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 10 ml/phút. Không có sự khác biệt đáng kể ở bệnh nhân cao tuổi so với những bệnh nhân trẻ tuổi.
Đường thải trừ chính của trimethoprim là qua thận và khoảng 50 % liều dùng được bài tiết trong nước tiểu trong vòng 24 giờ dưới dạng không đổi. Một số chất chuyển hóa đã được xác định trong nước tiểu. Nồng độ trimethoprim trong nước tiểu rất khác nhau.
Sulfamethoxazol là một acid yếu có pKa là 6,0. Nồng độ sulfamethoxazol có hoạt tính trong nhiều loại dịch cơ thể khoảng 20 % - 50 % nồng độ trong huyết tương. Khoảng 66 % sulfamethoxazol trong huyết tương gắn với protein. Thời gian bán thải ở người khoảng 9 -11 giờ khi có chức năng thận bình thường.
Thời gian bán thải của sulfamethoxazol có hoạt tính không thay đổi khi chức năng thận giảm nhưng kéo dài thời gian bán thải của chất chuyển hóa chính dạng acetyl hóa kh[ độ thanh thải creatinin dưới 25 ml/phút.
Đường thải trừ chính của sulfamethoxazol là qua thận; 15 % - 30 % liều dùng được tìm thấy trong nước tiểu ở dạng có hoạt tính. Ở những bệnh nhân cao tuổi, độ thanh thải sulfamethoxazol qua thận giảm.
Trẻ em: Dược động học ở trẻ em có chức năng thận bình thường của cả hai thành phần trong Dotrim 400 mg/80 mg là trimethoprim và sulfamethoxazol đểu phụ thuộc vào tuổi. Ở trẻ sơ sinh, sự thải trừ trimethoprim và sulfamethoxazol giảm trong hai tháng đầu sau sinh, sau đó trimethoprim và sulfamethoxazol thải trừ nhanh hơn với độ thanh thải của cơ thể cao hơn và thời gian bán thải ngắn hơn. Sự khác biệt này dễ thấy nhất ở trẻ nhỏ (> 1,7 tháng đến 24 tháng) và giảm theo tuổi càng tăng, khi so sánh với trẻ nhỏ (1 tuổi đến 3,6 tuổi), trẻ em (7,5 tuổi và < 10 tuổi) và người lớn (xem mục liều dùng, cách dùng).
Đặc điểm
Viên nén, hình tròn, đường kính 12,8 mm, màu trắng, hai mặt lồi, trên một mặt viên có khắc vạch ở giữa số 4618 và hình ngôi sao, cạnh và thành viên lành lặn.