Hotline

HOTLINE:

0855553494

Hapacol Cảm Cúm trị cảm cúm, cảm lạnh chai 200 viên

  •  Mã sản phẩm: Hapacol Cảm Cúm
     Danh mục: Thuốc
  •  Lượt xem: 74
     Tình trạng: Còn hàng
    • Công dụng: Trị triệu chứng cảm cúm.
    • Hoạt chất: Cafein, Paracetamol, Phenylephrin
    • Đối tượng sử dụng: Người lớn, trẻ em từ 16 tuổi trở lên
    • Thương hiệu: Dược Hậu Giang (Việt Nam)
    • Nhà sản xuất: Dược Hậu Giang 
    • Nơi sản xuất: Việt Nam
    • Dạng bào chế: Viên nén
    • Cách đóng gói: Chai 200 viên
    • Thuốc cần kê toa: Không
    • Số đăng kí: VD-32610-19
  • Giá bán: Liên hệ
  • Số lượng:
    - +
Nội dung chi tiết

Thành phần

Paracetamol 500mg; Cafein 25mg; Phenylephrin HCl 5mg

Công dụng (Chỉ định)

Các triệu chứng cảm cúm: ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, xương khớp, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, viêm xoang, sổ mũi theo mùa, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng.

Cách dùng - Liều dùng

Dùng đường uống

Liều dùng: Dùng 2 lần/ngày:

+ Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 1 viên/lần.

+ Trẻ 6 - 12 tuổi: 1/2 viên/lần.

+ Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận: 1 viên/ngày, chia 2 lần, hay uống cách ngày.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

Trẻ em < 6 tuổi. Quá mẫn với thành phần thuốc. Ho ở bệnh nhân hen, suy hô hấp, glaucoma, phì đại tiền liệt tuyến, bít cổ bàng quang, bệnh tim mạch trầm trọng, suy gan, suy thận. Bệnh nhân đang dùng IMAO.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

Những lưu ý đặc biệt và cảnh báo khi dùng thuốc:

- Không dùng với thuốc khác có chứa Paracetamol (Paracetamol).

- Thận trọng và giảm liều khi dùng đồng thời với thuốc ức chế thần kinh trung ương (kể cả alcohol), phenothiazin, chất chống trầm cảm ba vòng.

- Không dùng thuốc lâu quá 7 ngày.

- Phụ nữ có thai & cho con bú không dùng.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Tác dụng không mong muốn: Mệt, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, bí tiểu, khô miệng, rối loạn tiêu hoá, viêm dạ dày, táo bón, viêm tụy, thay đổi huyết học.

Tương tác với các thuốc khác

- Thuốc chống đông máu làm tăng nhẹ thời gian prothrombin.

- Với Phenobarbital làm tăng độc tính trên gan.

- Hiệp đồng tăng mức với các thuốc ức chế thần kinh trung ương.

Lái xe và vận hành máy móc

Chưa thấy có tác dụng gì.

Thai kỳ và cho con bú

- Thời kỳ mang thai: Paracetamol: Chưa xác định được tính an toàn của paracetamol dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với sự phát triển của bào thai. Do đó chỉ dùng paracetamol cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết. Loratadine: Chỉ dùng Loratadin khi thật cần thiết với liều thấp và trong thời gian ngắn. Dextromethorphan: Được coi là an toàn khi dùng cho người mang thai và không có nguy cơ cho bào thai. Nhưng nên thận trọng khi dùng các chế phẩm phối hợp có chứa ethanol và nên tránh dùng khi mang thai.

- Thời kỳ cho con bú: Paracetamol: Không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ. Loratadine: Loratadin và chất chuyển hoá descarboethoxyloratadin tiết vào sữa mẹ. Do đó nếu cần sử dụng Loratadin ở người cho con bú, chỉ nên dùng với liều thấp và trong thời gian ngắn. Dextromethorphan: Tránh dùng các chế phẩm phối hợp dextromethorpan với ethanol cho người cho con bú.

Quy cách đóng gói

Chai 200 viên.

Dược lực học

Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid.

Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.

Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Dược động học

- Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị.

- Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.

- Chuyển hoá: Paracetamol chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan tạo N - acetyl benzoquinonimin là chất trung gian , chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính.

- Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dạng đã chuyển hoá, độ thanh thải là 19,3 l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.

Khi dùng paracetamol liều cao (>10 g/ngày), sẽ tạo ra nhiều N - acetyl benzoquinonomin làm cạn kiệt glutathion gan, khi đó N - acetyl benzoquinonimin sẽ phản ứng với nhóm sulfydrid của protein gan gây tổn thương gan, hoại tử gan, có thể gây chết người nếu không cấp cứu kịp thời.