Thành phần
Mỗi viên nang cứng chứa:
Hoạt chất: Gabapentin 300,00mg.
Tá dược: Vừa đủ 1 viên nang cứng (Kollidon 30, Koliidon CL, Mannitol, Magnesi stearat, Ethanol 96%).
Công dụng (Chỉ định)
Động kinh
Gabapentin được chỉ định trong liệu pháp kết hợp trong điều trị chứng co giật cục bộ ở người lớn và trẻ từ 6 tuổi trở lên.
Gabapentin được chỉ định trong đơn trị liệu chứng co giật cục bộ ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Điều trị đau thần kinh ngoại biên
Gabapentin được chỉ định điểu trị đau thẩn kinh ngoại biên ở người lớn như rối loạn thẩn kinh, người mắc bệnh
tiểu đường và đau dây thẩn kinh như bệnh zona thần kinh.
Cách dùng - Liều dùng
Gapabentin được dùng qua đường uống. Thời điểm uống thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.
Liều điều trị theo độ tuổi được mô tả trong Bảng 1, dùng cho người lớn, trẻ em trên 12 tuổi, liều hướng dẫn với trẻ dưới 12 tuổi sẽ được cung cấp trong phần sau.
Bảng 1: Liều bắt đầu điều trị ( ≥12 tuổi)
|
Ngày 1
|
Ngày 2
|
Ngày 3
|
300 mg/lần/ngày
|
300 mg x 2 lần/ngày
|
300 mg x 3 lần/ng
|
Ngưng sử dụng gabapentin
Nên ngưng sử dụng từ từ gabapentin, tối thiểu là 1 tuần sau khi có dấu hiệu cẩn ngưng thuốc
Động kinh
Động kinh thường được điểu trị lâu dài.
Liều dùng được bác sỹ điều trị xác định vào từng trường hợp cụ thể để có hiệu quả.
Người lớn và trẻ vị thành niên
Trong các thử nghiệm lâm sàng, phạm vi liều có hiệu quả là 900-3600 mg/ngày. Hệ trị liệu có thể bắt đẩu ở các độ tuổi theo bảng 1 hoặc theo sự theo dõi liều 300mg x 3 lần/ngày đầu. Sau đó, dựa trên phản ứng và mức độ hấp thu thuốc của từng bệnh nhân, liều dùng tăng thêm 300mg/ngày trong 2 đến 3 ngày, sau đó tiếp tục tăng tới liều tối đa 3600 mg/ngày. Xác định liều Gabapentin phù hợp với từng cá thể. Thời gian tối thiểu để đạt được liều 1800mg/ngày là 1 tuần, 2400mg/ngày là 2 tuần, 3600mg/ngày là 3 tuần. Liều 4800mg/ngày cũng được hấp thu tốt trong nghiên cứu lâm sàng. Tổng liều nên chia làm 3, để phòng tránh các cơn co giật khoảng thời gian giữa các liều không nên lên tới 12 giờ.
Trẻ em 6-12 tuổi
Liều ngày đầu điều trị 10 đến 15 mg/kg/ngày chia làm 3 lần.
Ngày thứ hai 20 mg/kg/ngày chia làm 3 lần.
Ngày thứ ba 25 đến 35 mg/kg/ngày chia làm 3 lần.
Liều duy trì 900 mg/ngày chia làm 3 lần với trẻ nặng từ 26 đến 36 kg.
1200 mg/kg/ngày chia làm 3 lần với trẻ nặng từ 37 đến 50 kg.
Có thể sử dụng Gabapentin kết hợp với các thuốc chống động kinh khác.
Đau thần kinh ngoại biên
Liều điều trị có thể bắt đầu theo bảng 1. Ngoài ra có thể bắt đầu liều 900 mg/ngày chia làm 3 lần.Sau đó dựa vào phản ứng và khả năng dung nạp thuốc, liều có thể tăng thêm 300 mg/ngày sau 2 đến 3 ngày tối đa liều 3600 mg/ngày.Thời gian tối thiểu để đạt được liều 1800mg/ngày là 1 tuần, 2400mg/ngày là 2 tuần,3600mg/ngày là 3 tuần. Trong điều trị các bệnh thẩn kinh ngoại biên như: viêm dây thẩn kinh ngoại biển do biến chứng đái tháo đường, hoặc bệnh herpetic, hiệu quả và tính an toàn của đợt điều trị khi kéo dài trên 5 tháng. Nếu bệnh nhân cần phải tiếp tục điểu trị sau 5 tháng thì bác sỹ điều trị cần đánh giá tình trạng lâm sàng và sự cần thiết phải điểu trị kéo dài thêm.
Hướng dẫn chung
Bệnh nhân sức khỏe kém như người gầy yếu, sau khi cấy ghép nội tạng, liều dùng cần điều chỉnh giảm xuống hoặc tăng khoảng cách thời gian dùng thuốc.
Với người cao tuổi (> 65 tuổi)
Do chức năng của thận ở người già bị suy giảm nên cần được điều chỉnh liều (nhìn bảng 2). Thường gặp các triệu
chứng như buồn ngủ, phù mạch ngoại biên và suy nhược ở bệnh nhân lớn tuổi.
Bệnh nhân suy thận.
Liều dùng cẩn được điều chỉnh ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận hoặc những người phải chạy thận
nhân tạo (như Bảng 2).
Bảng 2: Liều dùng của Gabapentin ở người lớn bị suy giảm chức năng thận
|
Độ thanh thải creatinin (ml/giây)
|
Tổng liều điều trị (mg/ngày)
|
≥ 80
|
900-3600
|
50-79
|
600-1800
|
30-49
|
300-900
|
15-29
|
150-600
|
< 15
|
150-300
|
- Tổng liều dùng cho bệnh nhân được chia làm 3 lẩn. Cẩn giảm liều cho bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin < 79 ml/giây).
- Được kiểm soát như dùng liều 300 mg/ngày.
- Với bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 15 ml/giây, liều hàng ngày nên giảm theo tỷ lệ độ thanh thải creatinin (ví dụ bệnh nhân có độ thanh thải creatinin 15ml/ giây nên dùng liều hàng ngày gấp đôi liều bệnh nhân có độ thanh thải creatinin 7,5 ml/giây).
Với bệnh nhân chạy thận nhân tạo
Với bệnh nhân chạy thận nhân tạo, người chưa từng dùng Gabapentin nên sử dụng liều 300-400mg, sau đó dùng 200-300mg Gabapentin sau 4 giờ chạy thận. Vào ngày thăm tách, không nên sử dụng Gabapentin.
Với bệnh nhân suy giảm chức năng thận, bệnh nhân chạy thận được khuyến cáo liều dùng tại bảng 2. Liều duy trì 200-300mg uống sau 4 giờ sau khi chạy thận nhân tạo.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
Mẫn cảm với Gabapentin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Hành động và tư tưởng tự tử có xảy ra trong một vài trường hợp khi sử dụng thuốc chống động kinh. Nghiên cứu đối chứng với giả dược cho thấy có tăng ít tư tưởng và hành vi tự tử. Tuy nhiên chưa có dữ liệu chứng minh không có nguy cơ gia tăng tư tưởng và hành vi tự tử do Gabapentin.
Do đó bệnh nhân và người nhà cần được tư vấn để theo dõi và kiểm soát tư tưởng và hành vi tự tử của bệnh nhân.
Mặc dù chưa có bằng chững liên quan giữa phản ứng co giật với Gabapentin nhưng nếu ngừng thuốc đột ngột sẽ làm gia tăng tình trạng động kinh.
Như những thuốc chống động kinh khác, khi điều trị bằng Gabapentin một số bệnh nhân có thể tăng tần số xuất hiện hoặc xuất hiện thêm trạng thái co giật.
Như với những thuốc chống động kinh khác, hạn chế việc sử dụng đồng thời các thuốc chống động kinh khi bệnh nhân điều trị tật khúc xạ, tuy hiệu quả điều trị đơn độc Gabapentin không cao.
Gabapentin không có tác dụng trên thể động kinh phối hợp, trầm trọng thêm ở một số bệnh nhân. Vì vậy Gabapentin cẩn được sử dụng thận trọng với dạng động kinh này.
Chưa có nghiên cứu đầy đủ với bệnh nhân cao tuổi ( ≥ 65 tuổi) khi sử dụng Gabapentin. Một nghiên cứu mù đôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi có triệu chứng đau đẩu, buổn ngủ, phù mạch ngoại biên và suy nhược cơ thể cao hơn bệnh nhân trẻ tuổi.
Tác dụng khi điều trị kéo dài với Gabapentin (trên 36 tháng) lên học tập, trí thông minh hay sự phát triển của trẻ chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nên cần cân nhắc nguy cơ và lợi ích khi sử dụng liệu pháp kéo dài.
Phản ứng dị ứng với tăng bạch cầu ưa acid toàn thân
Điều quan trọng cẩn chú ý sự biểu hiện đẩu tiên của phản ứng quá mẫn, như sốt, nổi hạch, có khi biểu hiện cả khi phản ứng quá mẫn không rõ. Nếu khi có dấu hiệu rõ ràng bệnh nhân cần phải được thăm khám ngay lập tức.Gabapentin nên được dừng khi phát hiện tác dụng không mong muốn này.
Kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Khi tiến hành thí nghiệm định lượng urein protein nước tiểu bằng que thử có thể gây kết quả dương tính giả. Vì vậy nên cẩn xác định lại kết quả bằng phương pháp Biuret, turbidimetric hoặc sử dụng phương pháp này ngay từ đầu để có kết ơuả chính xác.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Tác dụng không mong muốn xuất hiện trong nghiên cứu động kinh (dạng kết hợp hay dạng đơn độc) với đau thẩnkinh được mô tả theo danh sách dưới đây : thường xuyên gặp (≥ 1/10); hay gặp (≥ 1/100 đến < 1/10); ít gặp (≥ 1/1000 đến < 1/100); hiếm gặp (≥ 1/10000 đến < 1/1000); rất hiếm gặp (< 1/10000). Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra với mức độ khác nhau trong các nghiên cứu lâm sàng, tuy nhiên sẽ lấy kết quả là tẩn số cao nhất được báo cáo.
Tần số xuất hiện các phản ứng không mong muốn theo số liệu của hoạt động marketing (các số liệu được tính toán dựa trên các dữ liệu thu thập) được in nghiêng trong danh sách dưới đây (chưa rõ).
Trong mỗi nhóm tần số được thể hiện ở mức độ giảm dần.
Hệ thống cơ thể
|
Tác dụng không mong muốn
|
Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng
|
Thường xuyên gặp
|
Nhiễm virus
|
Hay gặp
|
Viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tai giữa.
|
Rối loạn máu và hệ bạch huyết
|
Hay gặp
|
Giảm bạch cầu
|
Chưa rõ
|
Giảm tiểu cầu
|
Rối loạn hệ thống miễn dịch
|
ít gặp
|
Phản ứng dị ứng
|
Chưa rõ
|
Hội chứng quá màn, phản ứng toàn cơ thể bao gôm sốt, phát ban, viêm gan, sưng hạch lympho...
|
Rối loạn trao đổi chất và dinh dưỡng
|
Hay gặp
|
Chán ăn, có khi thèm ăn.
|
Rối loạn tâm thần
|
Hay gặp
|
Hưng cảm, tâm thần phân liệt, trầm cảm, lo âu, suy nghĩ bất thường.
|
Chưa rõ
|
ảo giác
|
Rối loạn hệ thống thắn kinh
|
Thường xuyên gặp
|
Buồn ngủ, chóng mặt
|
Hay gặp
|
Co giật, loạn vận ngôn, mất trí nhớ, run, mất ngủ, nhức đẩu, cảm giác như dị cảm, phối hợp
bất thường, rung giật nhãn cầu, tăng, giảm, hoặc phản xạ vắng mặt.
|
ít gặp
|
Nhược cơ
|
Chưa rõ
|
Rối loạn vận động (ví dụ: loạn trương lực cơ...)
|
Rối loạn thị giác
|
Hay gặp
|
Rối loạn thị giác ví dụ như giảm thị lực, nhìn đôi,....
|
Rối loạn thính giác và tiền đình
|
Hay gặp
|
Chóng mặt
|
Chưa rõ
|
Ù tai.
|
Rối loạn tim mạch
|
ít gặp
|
Đánh trống ngực.
|
Hay gặp
|
Tăng huyết áp, giãn mạch.
|
Rối loạn hô hấp, ngưc, trung thất
|
Hay gặp
|
Khó thở, viêm phế quản, viêm họng, ho, viêm mũi.
|
Rối loạn tiêu hóa
|
Hay gặp
|
Nôn, buón nôn, bất thường vé răng, viêm nướu, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, táo bón,
khô miệng hoặc cổ họng, đáy hơi.
|
Chưa rõ
|
Viêm tụy
|
Rối loạn gan mật
|
Chưa rõ
|
Viêm gan, vàng da.
|
Rối loạn các mô dưới da và da
|
Hay gặp
|
Phù mặt, ban xuất huyết như vết bầm tím do chấn thương, phát ban, ngứa, mụn trứng cá.
|
Chưa rõ
|
Hội chứng Stevens-Johnson, phù mạch, hồng ban đa dạng, rụng tóc, phát ban, tăng bạch cầu
ưa acid
|
Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương
|
Hay gặp
|
Đau khớp, đau cơ, đau lưng, co giật.
|
Chưa rõ
|
Tiêu cơ vân, rung giật cơ.
|
Rối loạn thận và tiết niệu
|
Chưa rõ
|
Suy thận cấp, đi tiểu không tự chủ
|
Rối loạn hệ thống sinh sản và vú
|
Hay gặp
|
Liệt dương
|
Chưa rõ
|
Phì đại tuyến vú
|
Rối loạn chung trên cơ thể
|
Rất hay gặp
|
Mệt mỏi, sốt.
|
Hay gặp
|
Phù, dáng đi bất thường, suy nhược, đau đớn, mệt mỏi, cúm.
|
ít gặp
|
Phù toàn thân.
|
Chưa rõ
|
Phản ứng toàn thân (chủ yếu là lo âu, mất ngủ, buồn nôn, đau, ra mổ hôi), đau ngực. Trường
hợp tử vong không rõ nguyên nhân chưa có nghiên cứu đầy đủ mối liên quan với việc sử
dụng Gabapentin.
|
Các rối loạn khác
|
Hay gặp
|
Giảm bạch cẩu, tăng cân.
|
ít gặp
|
Xét nghiệm chức năng gan SGOT (AST), SGPT (ALT) và bilirubin.
|
Chưa rõ
|
Đường huyết không ổn định (ở bệnh nhân tiểu đường), Tăng creatinine phosphokinase máu.
|
Ngộ độc và chấn thương
|
Hay gặp
|
Chấn thương do tai nạn, gãy xương, tổn thương da.
|
Viêm tụy cấp đã xảy ra khi điểu trị bằng Gabapentin.Tuy nhiên mối quan hệ giữa việc dùng Gabapentin với viêm tụy cấp chưa được nghiên cứu rõ ràng. Mức creatinine kinase tăng ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, bệnh nhân mắc bệnh về cơ.
Nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa,viêm phế quản, co giật xảy ra trên lâm sàng ở trẻ em. Ngoài ra trong nghiên cứu lâm sàng có xuất hiện tình trạng hưng cảm ở trẻ em.
Thông báo cho thầy thuốc những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác với các thuốc khác
Trên nghiên cứu với người tình nguyện khỏe mạnh, khi uống 600mg Gabapentin sau khi uống 60mg morphin 2 giờ thì AUC Gabapentin tăng 44 % so với dùng một mình Gabapentin. Vì vậy bệnh nhân cẩn thận trọng với những dấu hiệu như trầm cảm, buồn ngủ và liều Gabapentin cần được giảm khi sử dụng cùng với Morphin.
Chưa thấy tương tác giữa Gabapentin với phenobarital, Phenytoin, Acid Valproic, hay carbamazepine.
Dược động học của Gabapentin ổn định và tương tự nhau giữa bệnh nhân bị động kinh và bệnh nhân mạnh khỏe khi dùng đồng thời với các thuốc chống động kinh.
Gabapentin dùng đường uống đóng thời với thuốc uống tránh thai chứa norethindronen hoặc ethinyl estradiol đều không ảnh hưởng đến dược động học của từng thuốc.
Sử dụng đồng thời Gabapentin với thuốc antacid chứa nhôm hydroxyd hoặc magie hydroxyd thì sinh khả dụng của Gabapentin giảm 24 %. Vì vậy nên dùng Gabapentin sớm nhất sau 2 giờ uống antacid.
Probencecid không ảnh hưởng lên sự bài tiết của Gabapentin qua thận.
Giảm nhẹ bài tiết Gabapentin qua thận khi sử dụng đồng thời cimetidine, nhưng không có ý nghĩa trên lâm sàng.
Quá liều
- Ngộ độc cấp tính, đe dọa tính mạng chưa được quan sát với các liều Gabapentin lên đến 49g. Quá liều Gabapentin có thể gây hoa mắt, nói líu lưỡi, u ám, buồn ngủ, hôn mê và tiêu chảy. Hầu hết các trường hợp quá liều đều hồi phụcsau khi sử dụng các biện pháp điểu trị hỗ trợ.
- Không xác định được liều gây chết của Gabapentin ở chuột bạch và chuột đồng dùng với liều cao đến 8000mg/kg. Dấu hiệu ngộ độc cấp tính ở động vật bao gồm mất điều hòa, thở dốc, giảm hoạt động, hoặc dễ bị kích thích.
- Gabapentin có thể được loại bỏ bằng cách thẩm phân máu, nhưng theo những kinh nghiệm đã có thì thường không cần đến phương pháp này. Tuy nhiên, với những bệnh nhân suy thận nặng, thẩm phân máu có thể được chỉ định.
Lái xe và vận hành máy móc
Gabapentin có thể ảnh hưởng nhẹ đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Do gabapentin có khả năng tác động lên hệ thống thần kinh trung ương nên có thể gây buồn ngủ, chóng mặt hoặc các triệu chứng tương tự khác. Thậm chí nếu coi nhẹ ảnh hưởng của thuốc thì có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân đặc biệt những bệnh nhân bắt đầu điều trị và tăng liều.
Thai kỳ và cho con bú
Nguy cơ liên quan đến bệnh động kinh và các sản phẩm chống động kinh
Nguy cơ gây dị tật bẩm sinh lên con gấp 2 đến 3 lần đối với các bà mẹ điều trị bởi các thuốc chống động kinh. Thường gặp nhất là sứt môi, dị tật tim mạch và các dây thẩn kinh. Dùng kết hợp nhiều thuốc chống động kinh gây tăng nguy cơ dị tật hơn dùng đơn độc từng thuốc vì thế nên sử dụng thuốc đơn độc để điều trị khi có thể. Với những phụ nữ mang thai hoặc có kế hoạch mang thai cần điều trị bằng thuốc chống động kinh cần được tư vấn cẩn thận. Không được dừng thuốc đột ngột khi đang điều trị bằng các thuốc chống động kinh để tránh nguy cơ gây co giật có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và con. Với các bà mẹ bị động kinh ít thấy ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Sự chậm phát triển của trẻ rất khó phân biệt là do nguyên nhân di truyền, biến dị hay động kinh hay do thuốc điểu trị động kinh từ mẹ.
Những nguy cơ liên quan tới Gabapentin
Chưa có dữ liệu đầy đủ về việc sử dụng Gapapentin ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu nguy cơ gây độc tính lên khả năng sinh sản ở động vật. Các nguy cơ tác dụng trên con người chưa được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên chỉ dùng thuốc cho người mang thai khi thực sự cần thiết, cần có cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích.
Chưa có kết luận rõ ràng ảnh hưởng của Gabapentin lên dị tật bẩm sinh do trong mỗi nghiên cứu thì bệnh động kinh, thuốc chống động kinh đồng thời tác dụng trong thai kỳ.
Gabapentin được bài tiết vào sữa mẹ. Tác dụng lên trẻ sơ sinh chưa rõ ràng nên chỉ dùng Gabapentin cho phụ nữ cho con bú khi thật cần thiết và cân nhắc nguy cơ lợi ích cao hơn nguy cơ rủi ro.
Bảo quản
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x vỉ 10 viên nang cứng.
Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Dược lực học
- Gabapentin là thuốc chống động kinh, có cấu trúc liên quan đến chất dẫn truyền thần kinh GABA (acid gamma-aminobutyric), nhưng Gabapentin không tác động trực tiếp lên các thụ thể GABA, không biến đổi để chuyển hóa thành GABA hay chất kích thích GABA, và không ức chế sự suy giảm hoặc hấp thu GABA. Trong các thử nghiệm gắn Gabapentin với hợp chất phóng xạ ở nồng độ lên đến 100pm, Gabapentin không gắn kết với một số thụ thể dẫn truyền thần kinh khác bao gồm benzodiazepine, N-methyl-D-aspartate (NMDA), histamin H1, strychnine nhạy cảm hay không nhạy cảm với glycine....Ngoài ra, Gabapentin cũng không làm thay đổi sự hấp thu mô tế bào của dopamine, noradrenaline, hay serotonin.
- Cơ chế tác dụng của Gabapentin trên người hiện chưa rõ, nhưng trong các thử nghiệm trên động vật, Gabapentin có tác dụng ngăn ngừa allodynia (đau do vết thương, té ngã, bị đánh) và hyperalgesia (đau không rõ nguyên nhân như đau cơ, mỏi vai, gáy). Gabapentin giúp ngăn chặn cơn đau liên quan đến đau hệ thần kinh ở chuột bạch và chuột đồng (ví dụ: đau thắt dây thần kinh cột sống, chấn thương cột sống, nhiễm trùng herpes zoster cấp tính).Gabapentin cũng giúp giảm đau do viêm dây thần kinh ngoại biên.
Dược động học
- Hấp thu: Gabapentin hấp thu qua đường tiêu hoá theo cơ chế bão hoà (khi liều tăng sinh khả dụng lại giảm).Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khi uống 2 -3 giờ, và đạt nồng độ ổn định sau 1 - 2 ngày. Sinh khả dụng khoảng 60% khi dùng với liều 1,8 g/24 giờ và không tương ứng với liều dùng, thậm chí khi liều tăng lên trên 1,8 g/24 giờ thì sinh khả dụng lại giảm. Thức ăn ít ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ hấp thu.
- Phân bố: Gabapentin phân bố khắp cơ thể, vào được sữa mẹ, liên kết với protein rất thấp (< 3%). Thể tích phân bố của thuốc khoảng 57,7 lít ở người lớn. Nồng độ của Gabapentin trong dịch não tủy khoảng 20% tương ứng với nồng độ trong huyết tương ở trạng thái ổn định.
- Chuyển hóa: Gabapentin hầu như không chuyển hóa trong cơ thể.
- Thải trừ: Gabapentin được thải trừ ở dạng không đổi qua đường thận. Thời gian bán thải tùy thuộc vào liều dùng, và trung bình từ 5-7 giờ ở người có chức năng thận bình thường. Độ thanh thải huyết tương, độ thanh thải thận tỉ lệ trực tiếp đến độ thanh thải creatinin.
- Người bệnh cao tuổi và người suy giảm chức năng thận, độ thanh thải huyết tương của Gabapentin giảm. Gabapentincó thể được loại khỏi huyết tương bằng thẩm phân máu. Vì vậy cần điều chỉnh liều đối với những bệnh nhân này.