Thành phần
Cho 1 viên nang cứng:
- Thành phần hoạt chất: Gabapentin 300mg
- Thành phần tá dược: Pregelatinized starch, talc, nang số 1 vàng - vàng
Công dụng (Chỉ định)
- Gabapentin được chỉ định như một liệu pháp hỗ trợ trong điều trị động kinh cục bộ, có hoặc không có cơn co giật toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
- Gabapentin được chỉ định như một liệu pháp đơn trị liệu trong điều trị động kinh cục bộ, có hoặc không có cơn co giật toàn thể thứ phát ở người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên.
- Gabapentin còn được sử dụng để điều trị đau thần kinh như viêm các dây thần kinh ngoại biên sau bệnh zona, đau dây thần kinh trong bệnh đái tháo đường... ở người lớn.
Cách dùng - Liều dùng
Liều dùng
a. Chống động kinh:
Điều trị hỗ trợ hoặc đơn trị liệu động kinh cục bộ có hoặc không có cơn co giật toàn thể.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
Bảng 1.
Ngày 1
|
Ngày 2
|
Ngày 3
|
300mg x 1 lần/ngày
|
300mg x 2 lần/ngày
|
300mg x 3 lần/ngày
|
Hoặc:
Ngày đầu 300 mg/lần x 3 lần. Sau đó có thể tăng thêm từng bước 300mg (chia 3 lần); cách 2 - 3 ngày tăng 1 lần, dựa trên đáp ứng của người bệnh cho đến khi đạt liều hiệu quả, thông thường 900 - 3600 mg/ngày, chia 3 lần; liều tối đa 4800 mg/ngày.
Nên chia đều tổng liều hàng ngày cho 3 lần dùng thuốc và khoảng cách tối đa dùng thuốc không nên quá 12 giờ.
- Người lớn tuổi (>65 tuổi)
Những bệnh nhân lớn tuổi có thể đòi hỏi việc hiệu chỉnh liều vì sự suy giảm chức năng thận (xem bảng 2.)
Các triệu chứng buồn ngủ, phù ngoại biên và suy nhược thường được thấy ở những bệnh nhân lớn tuổi.
- Người bệnh suy giảm chức năng thận và đang thẩm phân máu: phải giảm liều, hiệu chỉnh theo Clcr:
Bảng 2.
Độ thanh thảiCreatinin (ml/phút)
|
Liều dùng
|
50 - 79
|
600 - 1800 mg/ngày, chia 3 lần
|
30 - 49
|
300 - 900 mg/ngày, chia 3 lần
|
15 - 29
|
300 - 600 mg/ngày, chia 3 lần, uống cách nhật
|
< 15
|
300 mg/ngày, chia 3 lần, uống cách nhật
|
Thẩm phân máu
|
200 - 300 mg (*)
|
(*) Liều nạp là 300 - 400 mg cho người bệnh lần đầu dùng gabapentin, sau đó 200 - 300 mg sau mỗi 4 giờ thẩm phân máu. Trong những ngày không thẩm phân, không dùng gabapentin.
- Trẻ em từ 6 - 12 tuổi:
Liều khởi đầu nên nằm trong khoảng 10 - 15 mg/kg/ngày và liều có hiệu quả này đạt được sau 3 ngày trở lên.
Liều có hiệu quả ở trẻ 6 tuổi trở lên là 25 - 35 mg/kg/ngày. Liều lên đến 50 mg/kg/ngày đã được dung nạp tốt trong một nghiên cứu lâm sàng. Tổng liều hàng ngày nên được chia làm 3 lần, khoảng thời gian tối đa giữa các liều không được vượt quá 12 giờ.
Không cần thiết theo dõi nồng độ gabapentin trong huyết tương để tối ưu hóa liệu pháp trị liệu gabapentin. Hơn nữa, gabapentin được sử dụng kết hợp với các thuốc chống động kinh khác mà không cần quan tâm đến sự thay đổi trong nồng độ huyết thanh của gabapentin hoặc nồng độ trong huyết thanh của các thuốc chống động kinh khác.
Ghi chú:
Một số trẻ không dung nạp được phần tăng thêm hàng ngày, kéo dài khoảng thời gian tăng thêm (tới hàng tuần) có thể thích hợp hơn.
Chưa có đánh giá về việc sử dụng gabapentin cho trẻ em dưới 12 tuổi bị suy thận.
b. Điều trị đau thần kinh:
- Người lớn:
Bảng 3.
Ngày 1
|
Ngày 2
|
Ngày 3
|
300mg x 1 lần/ngày
|
300mg x 2 lần/ngày
|
300mg x 3 lần/ngày
|
Hoặc:
Ngày đầu: 300mg/lần x 3 lần. Sau đó liều có thể tăng thêm từng bước 300mg (chia 3 lần) cách 2 - 3 ngày tăng 1 lần, dựa trên đáp ứng của người bệnh, cho đến khi đạt liều điều trị hiệu quả, liều tối đa 3600 mg/ ngày.
Lưu ý:
Khi ngừng sử dụng gabapentin, nếu buộc phải ngừng sử dụng thuốc thì nên thực hiện từ từ trong ít nhất 1 tuần.
Cách dùng
- Gabapentin dùng theo đường uống, thời điểm uống không phụ thuộc vào bữa ăn.
- Gabapentin thường được coi là không hiệu quả trong động kinh vắng ý thức.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
Người mẫn cảm với gabapentin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Sự xuất hiện ý tưởng và hành vi tự tử
- Thận trọng với tất cả những người đang hoặc bắt đầu điều trị bằng bất cứ thuốc chống co giật nào cho bất cứ chỉ định nào. Người bệnh phải được theo dõi chặt chẽ vì có thể xuất hiện trầm cảm hoặc trầm cảm nặng lên, không được tự ý thay đổi phác đồ mà không hỏi ý kiến thầy thuốc. Sử dụng thận trọng với người có tiền sử rối loạn tâm thần.
- Sự xuất hiện của ý tưởng và hành vi tự tử đã được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị với các thuốc chống động kinh. Một phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng mẫu giả dược của các thuốc chống động kinh cũng đã chỉ ra nguy cơ gia tăng sự xuất hiện của ý tưởng và hành vi tự tử. Cơ chế chưa được biết đến và các dữ liệu sẵn có không loại trừ khả năng tăng nguy cơ của gabapentin.
Do đó, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ các hành vi và cần được điều trị thích hợp.
- Bệnh nhân và những người đang chăm sóc bệnh nhân cần được tư vấn, hướng dẫn về các dấu hiệu trầm cảm và cần phải liên hệ với chuyên viên y tế nếu các dấu hiệu này xảy ra.
Viêm tụy cấp
Nếu bệnh nhân có viêm tụy cấp tính được điều trị với gabapentin, cần xem xét ngưng sử dụng (xem thêm mục 10 của tờ hướng dẫn này)
Động kinh, co giật
- Các thuốc chống co giật, trong đó có gabapentin, không được ngừng đột ngột vì có khả năng làm tăng cơn co giật (trạng thái động kinh). Ngừng gabapentin và/hoặc thêm 1 thuốc chống co giật khác vào liệu pháp điều trị hiện tại, phải thực hiện từ từ trong ít nhất 1 tuần.
- Điều trị gabapentin có liên quan đến chóng mặt và buồn ngủ, có thể làm tăng sự xuất hiện của chấn thương do tai nạn. Hiện cũng có báo cáo về sự xuất hiện nhầm lẫn, mất ý thức, và suy nhược thần kinh. Hơn nữa, bệnh nhân nên được khuyên sử dụng thận trọng đến khi quen với tác động của thuốc.
Sử dụng đồng thời với các thuốc giảm đau opioidNhững bệnh nhân được chỉ định điều trị đồng thời với các thuốc giảm đau opioid nên được theo dõi cẩn thận các dấu hiệu của hệ thống thần kinh Trung Ương như buồn ngủ, suy hô hấp. Sử dụng đồng thời morphin và gabapentin có thể tăng nồng độ gabapentin. Do đó cần hiệu chỉnh liều phù hợp ở những đối tượng này.
Sử dụng ở những bệnh nhân lớn tuổi (> 65 tuổi)
Chưa có nghiên cứu hệ thống ở những bệnh nhân trên 65 tuổi. Trong một nghiên cứu mù đôi ở những bệnh nhân đau thần kinh cho thấy tỷ lệ xuất hiện tình trạng buồn ngủ, phù ngoại biên và suy nhược ở những người lớn tuổi cao hơn ở những người trẻ tuổi. Ngoài những phát hiện này, những nghiên cứu lâm sàng ở nhóm tuổi này không chỉ ra thêm tác dụng phụ nào khác so với những triệu chứng đã được quan sát thấy ở những bệnh nhân trẻ tuổi.
Trẻ em
Tác động của việc sử dụng kéo dài gabapentin (>36 tuần) trên khả năng học tập, trí tuệ và sự phát triển ở trẻ em và những thanh thiếu niên chưa được nghiên cứu. Cần cân nhắc việc sử dụng kéo dài gabapentin vì những rủi ro tiềm ẩn có thể có của liệu pháp này.
Lạm dụng và phụ thuộc thuốc
Các trường hợp lạm dụng và phụ thuộc thuốc đã được ghi nhận vào các dữ liệu hậu mại. Cần đánh giá cẩn thận những bệnh nhân có tiền sử lạm dụng thuốc và quan sát các dấu hiệu có thể có của việc lạm dụng gabapentin như có hành vi tìm kiếm thuốc, tăng liều, tăng dung nạp thuốc.
Phát ban do thuốc với tăng bạch cầu ưa eosin và triệu chứng toàn thân
Phản ứng quá mẫn toàn thân như phát ban với tăng bạch cầu ưa eosin và các triệu chứng toàn thân nghiêm trọng, đe dọa tính mạng đã được ghi nhận ở những bệnh nhân dùng các thuốc chống động kinh bao gồm cả gabapentin.
Điều quan trọng cần lưu ý là những biểu hiện sớm của quá mẫn như sốt và sưng hạch có thể xuất hiện mặc dù triệu chứng phát ban không rõ ràng. Nếu các dấu hiệu hay triệu chứng xuất hiện, bệnh nhân nên được đánh giá ngay. Gabapentin nên được ngừng sử dụng nếu không có nguyên nhân khác cho các dấu hiệu và triệu chứng trên. Các xét nghiệm
Thuốc có thể gây dương tính giả khi xét nghiệm bán định lượng protein niệu bằng phương pháp dùng que thử. Do đó, khi kết quả que thử dương tính, khuyến khích kiểm tra lại bằng các phương pháp phân tích khác như phương pháp Biuret, phương pháp đo độ đục hoặc phương pháp kết hợp với chất màu hoặc sử dụng phương pháp khác để thay thế ngay từ đầu.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Các tác dụng không mong muốn được quan sát thấy ở những thử nghiệm lâm sàng điều trị động kinh (hỗ trợ hay đơn trị liệu) và đau thần kinh được cung cấp trong bản bên dưới theo hệ cơ quan và tần suất gặp. Theo đó, rất thường gặp (≥1/10); thường gặp (≥1/100 đến <1/10); ít gặp (≥1/1.000 đến <1/100); hiếm gặp (≥1/10.000 đến <1/1.000); rất hiếm gặp (<1/10.000). Trong trường hợp các thử nghiệm lâm sàng ghi nhận tần số suất hiện khác nhau thì thông tin được cung cấp là thuộc tần số cao nhất.
Các thông tin thêm được báo cáo trong dữ liệu hậu mại chưa được biết tần suất (chưa thể ước tính từ dữ liệu sẵn có) được in nghiêng trong bảng bên dưới.
Trong mỗi nhóm tần suất, tác dụng không mong muốn được trình bày theo thứ tự giảm dần mức độ nghiêm trọng.
Hệ cơ quan |
Tác dụng không mong muốn |
Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng |
Rất thường gặp |
Nhiễm virus |
Thường gặp |
Nhiễm trùng phổi, đường hô hấp, nhiễm trùngđường niệu,
nhiễm trùng, viêm tai giữa |
Rối loạn máu và hệ bạch huyết |
Thường gặp |
Giảm bạch cầu |
Chưa biết |
Giảm tiểu cầu |
Rối loạn hệ miễn dịch |
Ít gặp |
Phản ứng dị ứng (như nổi mề đay) |
Chưa biết |
Hội chứng quá mẫn, một phản ứng toàn thân
với biểu hiện có thể bao gồm sốt, phát ban,
viêm gan, sung hạch, tăng bạch cầu ưa eosin,
và các dấu hiệu và triệu chứng khác |
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng |
Thường gặp |
Chán ăn, tăng thèm ăn |
Ít gặp |
Tăng đường huyết (thường được thấy ở bệnh
nhân đái tháo đường) |
Hiếm gặp |
Hạ đường huyết (thường được thấy ở bệnh
nhân đái tháo đường) |
Chưa biết |
Hạ natri máu |
Rối loạn tâm thần |
Thường gặp |
Thái độ thù địch; lú lẫn và rối loạn cảm xúc;
trầm cảm; lo âu; căng thẳng; suy nghĩ không
bình thường |
Chưa biết |
Ảo giác |
Rối loạn hệ thần kinh |
Rất thường
gặp |
Buồn ngủ; chóng mặt; mất điều hòa |
Thường gặp |
Co giật; sự tăng động; rối loạn vận ngôn; mất
trí nhớ; run; mất ngủ; nhức đầu; cảm giác như
dị cảm; giảm cảm giác; phối hợp bất thường;
rung giật nhãn cầu; tăng, giảm, hoặc mất phản
xạ |
Ít gặp |
Sự giảm động, suy giảm tinh thần |
Hiếm gặp |
Mất ý thức |
Chưa biết |
Rối loạn vận động khác (như hội chứng múa
giật, rối loạn vận động, rối loạn trương lực cơ) |
Rối loạn về mắt |
Thường gặp |
Rối loạn thị giác như giảm thị lực, nhìn một
thành hai |
Rối loạn về tai và mê đạo tai |
Thường gặp |
Chóng mặt mê đạo |
Chưa biết |
Sự ù tai |
Rối loạn tim mạch |
Ít gặp |
Đánh trống ngực |
Rối loạn mạch máu |
Thường gặp |
Tăng huyết áp, giãn mạch |
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất |
Thường gặp |
Khó thở, viêm phế quản, viêm họng, ho, viêm
mũi |
Rối loạn tiêu hóa |
Thường gặp |
Nôn, buồn nôn, viêm nướu/răng, tiêu chảy,
đau bụng, khó tiêu, táo bón, khô miệng/cổ
họng, đầy hơi. |
Chưa biết |
Viêm tụy |
Rối loạn gan mật |
Chưa biết |
Viêm gan, vàng da |
Da và rối loạn mô dưới da |
Thường gặp |
Phù mặt, ban xuất huyết thường được mô tả
như vết bầm tím do chấn thương thể chất, phát
ban, ngứa, mụn trứng cá |
Chưa biết |
Hội chứng Stevens-Johnson, phù mạch, hồng
ban đa dạng, rụng tóc, phát ban do thuốc với
bạch cầu ưa eosin và triệu chứng toàn thân |
Rối loạn mô liên kết và cơ xương khớp |
Thường gặp |
Đau khớp, đau cơ, đau lưng, co giật |
Chưa biết |
Tiêu cơ vân, rung giật cơ |
Rối loạn thận và tiết niệu |
Chưa biết |
Suy thận cấp, tiểu tiện không tự chủ |
Rối loạn sinh sản và tuyến vú |
Thường gặp |
Liệt dương |
Chưa biết |
Phì đại vú, nữ hóa tuyến vú, rối loạn chức năng
tình dục (bao gồm cả những thay đổi trong
ham muốn tình dục, rối loạn xuất tinh...) |
Rối loạn chung và trung tâm điều hòa |
Rất thường
gặp |
Mệt mỏi, sốt |
Thường gặp |
Phù ngoại biên, dáng đi bất thường, suy
nhược, đau, khó chịu, hội chứng cúm |
Ít gặp |
Phù tổng quát |
Chưa biết |
Các phản ứng thu hồi (chủ yếu là lo âu, mất
ngủ, buồn nôn, đau, ra mồ hôi), đau ngực. Các
trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân đã
được báo cáo trong đó mối quan hệ nhân quả
để điều trị với gabapentin vẫn chưa được thành
lập. |
Đang nghiên cứu |
Thường gặp |
Giảm số lượng tế bào bạch cầu, tăng cân |
Ít gặp |
Xét nghiêm chức năng gan cao SGOT (AST),
SGPT (ALT) và bilirubin |
Chưa biết |
Tăng creatine phosphokinase huyết |
Chấn thương và ngộ độc |
Thường gặp |
Chấn thương do tai nạn, gãy xương, mài mòn |
Ít gặp |
Té ngã |
Ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo do suy thận giai đoạn cuối, nồng độ creatin kinase cao trong cơ đã được báo cáo. Nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm phế quản co giật chỉ được báo cáo trong các nghiên cứu lâm sàng ở trẻ em. Ngoài ra, trong các nghiên cứu lâm sàng ở trẻ em, hành vi hung hăng và tăng động thường được báo cáo.Các trường hợp viêm tụy cấp khi điều trị với gabapentin đã được báo cáo. Quan hệ nhân quả với gabapentin là không rõ ràng.
Tương tác với các thuốc khác
- Khi dùng đồng thời, gabapentin không làm thay đổi dược động học của các thuốc chống động kinh thường dùng như carbamazepin, phenytoin, valproat, phenobarbital, diazepam.
- Thuốc kháng acid chứa nhôm và magnesi làm giảm sinh khả dụng của gabapentin khoảng 20% do ảnh hưởng hấp thu. Phải dùng gabapentin sau thuốc kháng acid ít nhất 2 giờ.
- Morphin làm giảm thanh thải gabapentin nên chú ý kiểm soát các triệu chứng ức chế TKTW và điều chỉnh liều khi cho người bệnh dùng hai loại thuốc trên.
- Cimetidin làm giảm thanh thải ở thận của gabapentin.
Tương kỵ của thuốc:
Chưa tìm thấy thông tin tương kỵ của thuốc.
Quá liều
Độc tính cấp, đe dọa đến tính mạng chưa được quan sát thấy khi quá liều lên đến 49g gabapentin. Các triệu chứng của quá liều bao gồm chóng mặt, nhìn một thành hai, nói líu ríu, hôn mê, tiêu chảy nhẹ. Hầu hết các trường hợp quá liều đều hồi phục sau khi sử dụng các biện pháp hỗ trợ. Giảm hấp thu của gabapentin ở liều cao hơn có thể hạn chế sự hấp thu của hoạt chất tại thời điểm dùng thuốc quá liều, do đó giảm độc tính.
Quá liều của gabapentin, đặc biệt trong sự kết hợp với các thuốc giảm đau thần kinh trung ương khác, có thể dẫn đến hôn mê.
Liều gây chết của gabapentin không được xác định ở chuột cho dùng liều cao tới 8000 mg/kg. Dấu hiệu của ngộ độc cấp tính ởđộng vật bao gồm thất điều, thở nhọc, sụp mí, giảm hoạt động hoặc kích thích.
Cách xử trí khi dùng thuốc quá liều:
Mặc dù gabapentin có thể được loại ra khỏi cơ thể bằng thẩm phân máu, dựa trên các kinh nghiệm trước đây thì phương pháp này ít được yêu cầu. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị suy thận nặng, thẩm phân máu có thể được chỉ định.
Lái xe và vận hành máy móc
Gabapentin có thể ảnh hưởng nhỏ hoặc vừa đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Gabapentin tác động lên thần kinh trung ương và có thể gây buồn ngủ, chóng mặt hoặc những triệu chứng liên quan khác. Thậm chí nếu chúng chỉ ở mức độ nhẹ hoặc vừa, những tác dụng không mong muốn này có thể gây nguy hiểm ở những người lái xe hay vận hành máy móc. Điều này đặc biệt đúng vào thời điểm bắt đầu điều trị và sau khi tăng liều.
Thai kỳ và cho con bú
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai:
Rủi ro liên quan đến động kinh và các thuốc chống động kinh nói chung
Nguy cơ dị tật bẩm sinh tăng lên ở các bà mẹ được điều trị với thuốc chống động kinh. Các báo cáo được ghi nhận thường là sứt môi, dị tật tim mạch và các khuyết tật ống thần kinh. Dùng phối hợp nhiều thuốc chống động kinh cho thấy nguy cơ dị tật cao hơn so với liệu pháp đơn trị. Do đó, nếu bắt buộc trị liệu bằng thuốc thì nên áp dụng liệu pháp đơn trị liệu.
Chuyên viên y tế, bác sĩ cần đưa ra lời khuyên cho những người có khả năng mang thai và nhu cầu điều trị động kinh cần được xem xét ở những người đang có kế hoạch mang thai.
Không được ngừng điều trị động kinh đột ngột vì có thể tăng co giật, để lại hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và con. Hiếm khi quan sát thấy chậm phát triển ở trẻ bị động kinh. Chưa thể phân biệt được chậm phát triển này là do di truyền, bệnh động kinh của người mẹ hay liệu pháp điều trị động kinh.
Rủi ro liên quan đến gabapentin
Chưa có dữ liệu đầy đủ về việc sử dụng gabapentin ở phụ nữ có thai.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy độc tính trên sinh sản. Chưa rõ các nguy cơ tiềm ẩn ở người. Do đó, không nên sử dụng
gabapentin trong thời kỳ mang thai trừ khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi.
Không có kết luận rõ ràng cho thấy liệu gabapentin có liên quan đến việc tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh khi dùng thuốc trong suốt thai kỳ, vì sự động kinh và các thuốc chống động kinh hiện diện đồng thời nhau trong các báo cáo thai kỳ.
Thời kỳ cho con bú:
Gabapentin vào được sữa mẹ. Do tác động của gabapentin trên trẻ sơ sinh bú mẹ là chưa rõ ràng nên cần thận trọng khi dùng gabapentin cho người mẹ cho con bú. Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và cân nhắc kỹ lợi ích cao hơn nguy cơ rủi ro.
Khả năng sinh sản:
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Bảo quản
Kín, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C
Quy cách đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên nang cứng.
Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Dược lực học
Nhóm dược lý: Thuốc chống động kinh, điều trị đau thần kinh
Mã ATC: N03AX12
Dược lý và cơ chế tác dụng:
- Gabapentin là thuốc chống động kinh và giảm đau do thần kinh, cơ chế chưa rõ. Trên động vật thực nghiệm, thuốc có tác dụngchống cơn duỗi cứng các chi sau khi làm sốc điện và cũng ức chế được cơn co giật do pentylenetetrazol. Hiệu quả ở thí nghiệm trên tương tự như đối với acid valproic nhưng khác với phenytoin và carbamazepin. Cấu trúc hóa học của gabapentin tương tự chất ức chế dẫn truyền thần kinh là acid gama-aminobutyric (GABA), nhưng gabapentin không tác động trực tiếp lên các thụ thể GABA, không làm thay đổi cấu trúc, giải phóng, chuyển hóa và hấp thu GABA. Các vị trí gắn gabapentin có ái lực cao khu trú ở khắp não, các vị trí này tương ứng với sự hiện diện của các kênh calci phụ thuộc điện thế đặc trưng có đơn vị phụ alpha-2-delta-1. Kênh này nằm ở tiền synap và có thể điều hòa giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh kích thích thúc đẩy co giật và đau.
Dược động học
- Gabapentin hấp thu qua đường tiêu hóa theo cơ chế bão hòa. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khi uống 2 - 3 giờvà đạt nồng độ ổn định sau 1 - 2 ngày. Nồng độ huyết thanh có hiệu quả của thuốc chưa được xác định.
- Sinh khả dụng khoảng 60% khi dùng với liều 900mg/24 giờ và không tương ứng với liều dùng, thậm chí khi liều dùng tăng thì sinh khả dụng giảm. Thức ăn ít ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ hấp thu. Ở người bệnh cao tuổi và người suy thận, độ thanh thải Gabapentin huyết tương bị giảm và nó có thể bị loại khỏi huyết tương bằng thẩm phân máu. Vì vậy cần điều chỉnh liều với các bệnh nhân này.
- Gabapentin phân bố khắp cơ thể, vào được sữa mẹ, liên kết với protein huyết tương rất thấp (< 3%). Vd là 58 ± 6 lít ở người lớn.
- Gabapentin hầu như không chuyển hóa trong cơ thể và thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng không đổi. Thời gian bán thải từ 5 đến 7 giờ ở những người có thận bình thường; vô niệu: 132 giờ; khi thẩm phân: 3,8 giờ.
- Gabapentin không làm thay đổi dược động học của các thuốc chống động kinh thường dùng (carbamazepin, phenytoin, valproat, phenobarbital, diazepam) hoặc thuốc tránh thai uống. Ngoài ra dược động học của gabapentin cũng không bị thay đổi nhiều khi dùng chung với các thuốc chống co giật khác.
- Độ thanh thải của thuốc ở trẻ em ≥ 5 tuổi phù hợp với độ thanh thải của người lớn sau khi dùng 1 liều duy nhất. Trẻ em < 5 tuổi có độ thanh thải cao hơn khi chuẩn hóa theo cân nặng so với trẻ em ≥ 5 tuổi. Do đó, ở trẻ em 3-5 tuổi, phải dùng liều hàng ngày cao hơn mới đạt được nồng độ thuốc trung bình trong huyết tương tương tự như trẻ em ≥ 5 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi có độ thanh thải thuốc thay đổi nhiều.
Đặc điểm
Dạng bào chế: Viên nang cứng
Mô tả dạng bào chế: Viên nang cứng số 1, màu vàng - vàng, chứa bột thuốc trong màu trắng hoặc trắng ngà, không mùi.