Thành phần
Hoạt chất: Gabapentin 300mg
Tá dược:
Viên nang chứa: lactose monohydrat, tinh bột ngô và bột talc.
Vỏ nang chứa: gelatin, nước, titan dioxid, oxid sắt vàng, natri lauryl sulfat, mực in (bao gồm shellack, titan dioxid, indigocarmin - muối nhôm)
Công dụng (Chỉ định)
Động kinh
Gabapentin được chỉ định đơn trị liệu trong điều trị các cơn động kinh cục bộ có hay không kèm theo các cơn toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Độ an toàn và hiệu quả của phác đồ đơn trị liệu gabapentin ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được thiết lập (Xem mục 4.2 Liều dùng và cách dùng: Động kinh: Người lớn và bệnh nhi trên 12 tuổi).
Gabapentin được chỉ định như một liệu pháp hỗ trợ trong điều trị các cơn động kinh cục bộ có hay không kèm theo các cơn toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em từ 3 tuổi trở lên. Độ an toàn và hiệu quả của phác đồ điều trị hỗ trợ, sử dụng gabapentin ở bệnh nhân nhi dưới 3 tuổi vẫn chưa được thiết
lập. (Xem mục 4.2 Liều dùng và cách dùng: Động kinh: Bệnh nhi từ 3 đến 12 tuổi).
Điều trị đau thần kinh
Gabapentin được chỉ định điều trị đau thần kinh ví dụ như bệnh lý thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường và đau sau zona ở người lớn. Độ an toàn và hiệu quả của gabapentin ở bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được thiết lập.
Cách dùng - Liều dùng
Tổng quan
Gabapentin được dùng đường uống, có thể dùng cùng hoặc không cùng thức ăn.
Trên lâm sàng, việc giảm liều, ngừng thuốc hay thay thế bằng một thuốc khác cần được tiến hành từ từ trong thời gian tối thiểu 1 tuần.
Động kinh
Người lớn và bệnh nhi trên 12 tuổi
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy khoảng liều có hiệu quả của gabapentin là từ 900 mg/ngày đến 3600 mg/ngày. Có thể bắt đầu điều trị bằng cách sử dụng 300 mg, 3 lần/ngày ở ngày 1, hoặc bằng cách chuẩn liều (BẢNG 1). Sau đó, liều có thể được tăng lên tối đa 3600 mg/ngày chia làm 3 lần. Liều dùng lên đến 4800 mg/ngày đã được đánh giá là dung nạp tốt qua các nghiên cứu lâm sàng nhãn mở dài hạn. Khoảng thời gian tối đa giữa các liều trong phác đồ liều dùng 3 lần/ngày không nên vượt quá 12 giờ để tránh bùng phát các cơn co giật.
BẢNG 1
|
Bảng liều: Chuẩn liều ban đầu
|
Liều
|
Ngày 1
|
Ngày 2
|
Ngày 3
|
900 mg
|
300 mg QDa
|
300 mg BIDb
|
300 mg TIDc
|
aQD = 1 lần/ngày
bBID = 2 lần/ngày
cTID = 3 lần/ngày
Bệnh nhi từ 3 đến 12 tuổi
Liều khởi đầu từ 10 đến 15 mg/kg/ngày được chia thành các liều đều nhau (ba lần mỗi ngày) và tăng dần đến liều có hiệu quả trong thời gian khoảng 3 ngày.
Liều gabapentin có hiệu quả ở bệnh nhi độ tuổi từ 5 tuổi trở lên là 25 đến 35 mg/kg/ngày được chia thành các liều đều nhau (ba lần mỗi ngày). Liều có hiệu quả của bệnh nhi độ tuổi từ 3 đến dưới 5 tuổi là 40 mg/kg/ngày chia thành các liều đều nhau (ba lần mỗi ngày).
Liều dùng lên đến 50 mg/kg/ngàỵ đã được dung nạp tốt trong một nghiên cứu lâm sàng dài hạn. Khoảng thời gian tối đa giữa các liều dùng không được vượt quá 12 giờ.
Việc theo dõi nồng độ của gabapentin trong huyết tương nhằm tối ưu hóa điều trị là không cần thiết. Hơn nữa, gabapentin có thể được sử dụng phối hợp với các thuốc chống động kinh khác mà không cần phải quan tâm đến sự thay đổi của nồng độ gabapentin hay nồng độ của các thuốc chống động kinh khác trong huyết tương.
Đau thần kinh ở người lớn
Có thể khởi đầu liệu pháp bằng cách chuẩn liều (xác định liều hiệu quả dựa theo đáp ứng) như được mô tả trong BẢNG 1. Một lựa chọn khác là dùng liều khởi đầu 900 mg/ngày chia thành ba liều đều nhau. Sau đó, dựa theo đáp ứng và độ dung nạp của từng bệnh nhân, liều dùng có thể tăng từng bước 300 mg/ngày trong mỗi 2-3 ngày cho đến liều tối đa là 3600 mg/ngày. Cách chuẩn liều gabapentin chậm hơn có thể sẽ thích hợp cho riêng từng bệnh nhân. Thời gian tối thiểu để đạt được liều 1800 mg/ngàỵ là một tuần, để đạt được liều 2400 mg/ngày là tổng cộng 2 tuần và để đạt 3600 mg/ngày là tổng cộng ba tuần.
Trong điều trị bệnh đau thần kinh ngoại biên như bệnh lý thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường và đau sau zona, tính hiệu quả và an toàn chưa được kiểm chứng trong các nghiên cứu lâm sàng với thời gian điều trị trên 5 tháng. Nếu một bệnh nhân cần phải dùng thuốc trên 5 tháng để điều trị đau thần kinh ngoại biên, bác sĩ điều trị cân đánh giá tình trạng lâm sàng của bệnh nhân và xác định có cần kéo dài liệu pháp điều trị hay không.
Chỉnh liều ở bệnh nhân đau thần kinh hay động kinh kèm theo suy giảm chức năng thận
Nên điều chỉnh liều ở các bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận (BẢNG 2) và/hoặc những bệnh nhân đang được thẩm phân lọc máu.
BẢNG 2
|
Liều Gabapentin ở người lớn dựa trên chức năng thận
|
Độ thanh thải Creatinin (mL/phút)
|
Tổng liều hàng ngàya (mg/ngày)
|
≥ 80
|
900-3600
|
50-79
|
600-1800
|
30-49
|
300-900
|
15-29
|
150b-600
|
< 15
|
150b-300
|
a Tổng liều hàng ngày nên được dùng theo phác đồ 3 lần/ngày. Các liều được dùng để điều trị các bệnh nhân có chức năng thận bình thường (độ thanh thải creatinin ≥ 80 mL/phút) nằm trong khoảng từ 900 mg/ngày đến 3600 mg/ngày. Liều được giảm xuống ở các bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin < 79 mL/phút)
b Nên được dùng 300 mg cách ngày.
Chỉnh liều ở các bệnh nhẳn đang được thầm phần lọc máu
Đối với các bệnh nhân đang được thẩm phân lọc máu mà chưa từng dùng gabapentin, nên dùng liều khởi đầu 300 mg đến 400 mg và sau đó giảm xuống 200 mg đến 300 mg gabapentin sau mỗi 4 giờ thẩm phân lọc máu.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
Chống chi định gabapentin ở các bệnh nhân quá mẫn với gabapentin hay bất kì thành phần nào của thuốc.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Động kinh
Mặc dù chưa có các bằng chứng về các cơn động kinh bùng phát do gabạpentin, nhưng việc ngừng đột ngột các thuốc chống co giật ở các bệnh nhân động kinh có thể làm xuất hiện trạng thái động kinh ở bệnh nhân (Xem mục 4.2 Liều dùng và cách dùng: Tổng quan).
Cũng như các thuốc chống động kinh khác, một số bệnh nhân có thể bị tăng tần suất co giật hoặc bị một đợt khởi phát co giật kiểu mới với gabapentin.
Cũng như các thuốc chống động kinh khác, việc cố gắng ngưng dùng các thuốc chống động kinh dùng đồng thời ở bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp điều trị dùng nhiều hơn một loại thuốc chống động kinh, nhằm tiến đến chỉ dùng đơn độc gabapentin có tỷ lệ thành công thấp.
Gabapentin không được xem là có hiệu quả chống lại các cơn co giật toàn thân nguyên phát, chẳng hạn như vắng ý thức hoặc có thể làm cơn co giật nặng thêm ở một số bệnh nhân. Vì vậy, gabapentin cần được dùng thận trọng ở bệnh nhân bị co giật hỗn hợp bao gồm vắng ý thức.
Điều trị bằng gabapentin có liên quan đến chứng chóng mặt và ngủ gà, việc này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương do tai nạn (té ngã). Cũng có báo cáo sau khi thuốc được lưu hành về chứng lú lẫn, bất tỉnh và sa sút tinh thần. Vì vậy, cần khuyến nghị bệnh nhân sử dụng thuốc thận trọng cho đến khi bệnh nhân quen thuộc với các ảnh hưởng có thể có của thuốc.
Dùng đồng thời với opioid
Ở bệnh nhân phải điều trị đồng thời gabapentin với các opioid có thể dẫn tới tăng nồng độ gabapentin. Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận về các dấu hiệu ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS) như ngủ gà, giảm tình táo và ức chế hô hấp và cần giảm liều gabapentin hoặc opioid một cách thích hợp (Xem mục 4.5 Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác).
Phát ban do thuốc kèm theo tăng bạch cầu ưa eosin và các triệu chứng toàn thân
Các phản ứng quá mẫn toàn thân nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như phát ban do thuốc kèm theo tăng bạch cầu ưa eosin và các triệu chứng toàn thân (drug rash with eosinophilia and systemic symptoms - DRESS) đã được báo cáo ở các bệnh nhân dùng các thuốc chống động kinh, bao gồm cả gabapentin.
Cần lưu ý các biểu hiện sớm của phản ứng quá mẫn, như sốt hay nổi hạch bạch huyết có thể xuất hiện dù không có phát ban. Nếu những dấu hiệu hay triệu chứng này xuất hiện, cần đánh giá bệnh nhân ngay lập tức. Nên ngừng sử dụng gabapentin nếu chưa tìm được bệnh nguyên khác gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng này.
Sốc phản vệ
Gabapentin có thể gây sốc phản vệ. Các dấu hiệu và triệu chứng trong các trường hợp được báo cáo bao gồm khó thở, sưng môi, họng, và lưỡi, và hạ huyết áp cần điều trị khẩn cấp. Bệnh nhân nên được hướng dẫn ngừng sử dụng gabapentin và tìm kiếm biện pháp chăm sóc y tế ngay nếu gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng sốc phản vệ.
Quần thể bệnh nhân nhi
Tác dụng của liệu pháp gabapentin kéo dài (hơn 36 tuần) lên việc học, trí tuệ và sự phát triển của trẻ em và trẻ vị thành niên chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy phải cân nhắc lợi ích của liệu pháp kéo dài so với nguy cơ có thể xảy ra của liệu pháp này.
Lạm dụng và phụ thuộc thuốc
Các trường hợp lạm dụng và phụ thuộc thuốc đã được báo cáo sau khi thuốc lưu hành trên thị trường. Cũng giống như các thuốc khác có tác động trên thần kinh trung ương, nên cẩn thận đánh giá những bệnh nhân có tiền sử lạm dụng thuốc và theo dõi những bệnh nhân này để phát hiện các dấu hiệu có thể có của việc lạm dụng gabapentin.
Thông tin dành cho bệnh nhân
Để đảm bảo việc sử dụng gabapentin an toàn và hiệu quả, cần trao đổi những thông tin và hướng dẫn sau đây với bệnh nhân:
1. Thông báo cho bác sỹ biết về bất kỳ thuốc nào, kê đơn hay không kê đơn, rượu, các thuốc đang sử dụng hay đang có kế hoạch sử dụng trong thời gian điều trị với gabapentin.
2. Phải thông báo cho bác sỹ biết nếu bệnh nhân có thai hoặc đang có kế hoạch có thai, hoặc có thai khi đang dùng gabapentin.
3. Gabapentin được bài tiết qua sữa mẹ, ảnh hưởng của gabapentin trên những trẻ em đang trong thời kỳ bú sữa mẹ còn chưa được biết, do đó bệnh nhân cần phải thông báo cho các bác sỹ biết nếu họ đang trong thời kỳ cho con bú (Xem mục 4.6 Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, phụ nữ có thai và cho con bú: Thời kỳ cho con bú).
4. Gabapentin có thể làm giảm khả năng lái xe hay vận hành các máy móc nguy hiểm. Do đó không lái xe và vận hành các máy móc nguy hiểm cho đến khi biết chắc rằng thuốc này không làm ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các hoạt động này.
5. Không được để khoảng cách giữa các liều dùng của gabapentin vượt quá 12 giờ để phòng ngừa bùng phát các cơn co giật.
6. Trước khi khởi đầu điều trị bằng gabapentin, bệnh nhân nên được hướng dẫn rằng hiện tượng phát ban hoặc các dấu hiệu, triệu chứng quá mẫn như sốt hay nổi hạch có thể dẫn đến biến cố y khoa nghiêm trọng. Bệnh nhân cần báo cáo ngay cho bác sỹ những dấu hiệu này nếu gặp phải.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Các phản ứng bất lợi quan sát thấy trong các nghiên cứu lâm sàng được tiến hành ở chứng động kinh (dùng phối hợp và một loại thuốc) và đau thần kinh được trình bày trong một danh sách duy nhất bên dưới theo phân loại và tần suất: rất thường gặp (≥ 1/10); thường gặp (≥ 1/100 đến < 1/10); ít gặp (≥ 1/1000 đến < 1/100); hiếm gặp (≥ 1/10.000 đến < 1/1000); rất hiếm gặp (< 1/10.000). Khi một phản ứng bất lợi được tìm thấy ở các tần suất khác nhau trong các nghiên cứu lâm sàng, phản ứng đó gắn với tần suất cao nhất được báo cáo.
Các phản ứng bổ sung được báo cáo từ trải nghiệm sau khi thuốc lưu hành được đưa vào là tần suất Không rõ (không thể ước tính từ dữ liệu sẵn có) bằng chữ viết nghiêng trong danh sách bên dưới.
Trong mỗi nhóm tần suất, tác dụng không mong muốn được trình bày theo thứ tự giảm dần độ nghiêm trọng
Hệ thống/ cơ quan |
Phản ứng bất lợi của thuốc |
Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng |
Rất thường gặp |
nhiễm vi-rút |
Thường gặp |
viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng, viêm tai giữa |
Rối loạn máu và hệ bạch huyết
|
Thường gặp
|
giảm bạch cầu
|
Không rõ
|
giảm tiểu cầu
|
Rối loạn hệ miễn dịch
|
Ít gặp
|
phản ứng dị ứng (ví dụ: nổi mày đay)
|
Không rõ
|
triệu chứng quá mẫn (một phản ứng toàn thân với sự hiện diện của các triệu chứng khác nhau có thể bao gồm sốt, phát ban, viêm gan, sưng hạch, tăng bạch cầu ưa eosin, và đôi khi là các triệu chứng và dấu hiệu khác), sốc phản vệ (xem mục 4.4)
|
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
|
Thường gặp
|
biếng ăn, tăng cảm giác thèm ăn
|
Ít gặp
|
tăng đường huyết (thường quan sát thấy nhất ở bệnh nhân đái tháo đường)
|
Hiếm gặp
|
hạ đường huyết (thường quan sát thấy nhất ở bệnh nhân đái tháo đường)
|
Không rõ
|
hạ natri máu
|
Rối loạn tâm thần
|
Thường gặp
|
chống đối, lú lẫn và rối loạn cảm xúc, trầm cảm, lo âu, căng thẳng, suy nghĩ bất thường
|
Ít gặp
|
kích động
|
Không rõ
|
ảo giác
|
Rối loạn hệ thần kinh
|
Rất thường gặp
|
buồn ngủ, chóng mặt, mất điều vận
|
Thường gặp
|
co giật, tàng động, loạn vận ngôn, mất trí nhớ, run, mất ngủ, nhức đầu, cảm giác như dị cảm, giảm cảm giác, khả năng phối hợp bất thường, rung giật nhãn câu, phản xạ tăng, giảm hoặc vắng ý thức
|
Ít gặp
|
giảm động, suy tinh thần
|
Hiếm gặp
|
mất ý thức
|
Không rõ
|
Các rối loạn vận động khác (ví dụ: múa giật múa vờn, rối loạn vận động, rối loạn trương lực cơ)
|
Rối loạn mắt
|
Thường gặp
|
rối loạn thị lực, chẳng hạn như nhược thị (amblyopia), song thị
|
Rối loạn tai và tai trong
|
Thường gặp
|
Chóng mặt
|
Không rõ
|
ù tai
|
Rối loạn tim
|
Ít gặp
|
đánh trống ngực
|
Rối loạn mạch
|
Thường gặp
|
tăng huyết áp, giãn mạch
|
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất
|
Thường gặp
|
khó thở, viêm phế quản, viêm họng, ho, viêm mũi
|
Rối loạn tiêu hóa
|
Thường gặp
|
nôn ói, buồn nôn, bất thường về răng, viêm nướu, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, táo bón, khô miệng hoặc cô họng, đầy hơi
|
Không rõ
|
viêm tụy
|
Rối loạn gan mật
|
Không rõ
|
viêm gan, vàng da
|
Rối loạn da và các mô dưới da
|
Thường gặp
|
phù mặt, ban xuất huyết thường được mô tả nhất là bầm tím do tổn thương vật lý, phát ban, ngứa và mụn trứng cá
|
Không rõ
|
hội chứng Stevens-Johnson, phù mạch, hồng ban đa dạng, rụng tóc, phát ban do thuốc kèm tăng bạch cầu ưa eosin và các triệu chứng toàn thân (xem mục 4.4)
|
Rối loạn cơ xương và mô liên kết
|
Thường gặp
|
đau khớp, đau cơ, đau lưng, rung giật
|
Không rõ
|
tiêu cơ vân, rung giật cơ
|
Rối loạn thận và tiết niệu
|
Không rõ
|
suy thận cấp, tiểu tiện không tự chủ
|
Rối loạn hệ sinh săn và vú
|
Thường gặp
|
bất lực
|
Không rõ
|
phì đại vú, nữ hóa tuyến vú, rối loạn chức năng tình dục (bao gồm cả những thay đổi trong ham muốn tình dục, rối loạn xuất tinh và không đạt cực khoái)
|
Rối loạn chung và tình trạng tại nơi dùng thuốc
|
Rất thường gặp
|
mệt mỏi, sốt
|
Thường gặp
|
phù ngoại biên, dáng đi bất thường, suy nhược, đau, khó chịu, hội chứng giống cúm
|
Ít gặp
|
phù toàn thân
|
Không rõ
|
phản ứng ngưng thuốc (chủ yếu là lo lắng, mất ngủ, buồn nôn, đau, tiết mồ hôi), đau ngực. Đột tử không giải thích được đã được báo cáo, trường hợp này mối quan hệ nhân quả với việc điều trị bằng gabapentin chưa xác định được.
|
Các xét nghiệm
|
Thường gặp
|
giảm số lượng bạch cầu, tăng cân
|
Ít gặp
|
tăng các giá trị xét nghiệm chức năng gan SGOT (AST), SGPT (ALT) và bilirubin
|
Không rõ
|
tăng creatine phosphokinase trong máu
|
Chấn thương và ngộ độc
|
Thường gặp
|
chấn thương do tai nạn, gãy xương, trầy xước
|
Ít gặp
|
té ngã
|
Ở bệnh nhân đang lọc máu do suy thận giai đoạn cuối, đã có báo cáo bị bệnh cơ kèm tăng nồng độ creatine kinase.
Nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, co giật và viêm phế quản chỉ được báo cáo trong các nghiên cứu lâm sàng ở trẻ em. Ngoài ra, trong các nghiên cứu lâm sàng ở trẻ em, hành vi hung hăng và tăng động thường được báo cáo.
Tương tác với các thuốc khác
Đã có các báo cáo tự phát và báo cáo trong y văn về sự ức chế hô hấp và/hoặc giám tỉnh táo liên quan đến việc sử dụng gabapentin và opioid. Trong một vài báo cáo, các tác giả cho rằng cần quan tâm đặc biệt đến hiện tượng này khi dùng kết hợp gabapentin và opioid, đặc biệt ơ bệnh nhân cao tuổi.
Morphin
Trong một nghiên cứu trên những người tình nguyện khỏe mạnh (N=12), khi sử dụng viên nang morphin 60 mg giải phóng có kiểm soát 2 giờ trước khi dùng viên nang gabapentin 600 mg, diện tích dưới đường cong (AUC) của gabapentin tăng 44% so với khi dùng gabapentin không có morphin. Điều này có liên quan đến việc gây tăng ngưỡng đau (thử nghiệm co mạch trong điều kiện lạnh - cold pressor test). Ý nghĩa lâm sàng của những thay đổi này chưa được xác định. Các thông số dược động học của morphin không bị ảnh hưởng khi chỉ định dùng gabapentin 2 giờ sau khi dùng morphin. Tác dụng phụ của opioid quan sát được liên quan tới việc kết hợp morphin và gabapentin không có khác biệt có ý nghĩa so với kết hợp morphin và giả dược. Tầm quan trọng của tương tác ở các liều khác không được biết (Xem mục 4.4 Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng).
Không quan sát thấy có sự tương tác nào giữa gabapentin và phenobarbital, phenytoin, acid valproic, hay carbamazepin. Các đặc tính dược động học của gabapentin ở trạng thái nồng độ hằng định trong huyết tương là tương tự giữa các đối tượng khỏe mạnh và các bệnh nhân động kinh đang điều trị bằng các thuốc chống động kinh này.
Dùng đồng thời gabapentin và các thuốc tránh thai chứa norethindron và/hoặc ethinyl estradiol không làm ảnh hưởng đến các đặc tính dược động học ở trạng thái nồng độ hằng định trong huyết tương của cả hai thuốc.
Dùng đồng thời gabapentin với các thuốc kháng acid chứa muối nhôm và muối magnesi làm giảm sinh khả dụng của gabapentin khoảng 20%, do đó nên dùng gabapentin khoảng 2 giờ sau khi uống các thuốc kháng acid.
Sự bài tiết của gabapentin qua thận không bị ảnh hưởng bởi probenecid.
Sự bài tiết của gabapentin qua thận bị giảm nhẹ khi dùng phối hợp với cimetidin, nhưng điều này không có ý nghĩa lâm sàng.
Các kết quả xét nghiệm
Kết quả dương tính giả đã được báo cáo ở các xét nghiệm sử dụng que nhúng Ames N - Multistix SG® khi phối hợp thêm gabapentin với các thuốc chống co giật khác. Do đó để xác định protein trong nước tiểu, nên dùng phương pháp kết tủa acid sulfosalicylic đặc hiệu hơn.
Quá liều
Ngộ độc cấp, đe dọa tính mạng chưa được quan sát với các liều gabapentin lên đến 49g. Các triệu chứng của quá liều bao gồm chóng mặt, nhìn đôi, nói líu lưỡi, buồn ngủ, bất tỉnh, ngủ lịm và tiêu chảy nhẹ. Tất cả các bệnh nhận này đlu hồi phục hoàn toàn sau khi được điều trị hỗ trợ.
Sự giảm hấp thụ của gabapentin ở liều cao hơn có thể làm hạn chế sự hấp thu của thuốc tại thời điểm bệnh nhân bị quá liều và điều này làm giảm thiểu mức độ ngộ độc do dùng quá liều.
Mặc dù gabapentin có thể được đưa ra khỏi cơ thể bằng phương pháp thẩm phân lọc máu, nhưng theo những kinh nghiệm đã có thì thường là không cần đến phương pháp này. Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị suy thận nặng, thẩm phân lọc máu có thể được chỉ định.
Không xác định được liều gây chết của gabapentin ở chuột nhắt và chuột cống dùng với liều cao đến 8000 mg/kg. Các triệu chứng của ngộ độc cấp bao gồm: mất điều vận, khó thở, sa mí mắt, giảm hoạt động hoặc dễ bị kích động.
Lái xe và vận hành máy móc
Gabapentin có thể có ảnh hưởng nhẹ hoặc vừa đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc. Gabapentin tác dụng lên hệ thần kinh trung ương và có thể gây buồn ngủ, chóng mặt hoặc các triệu chứng liên quan khác. Ngay cả khi mức độ tác dụng chi ở mức nhẹ hoặc vừa, những tác dụng không mong muốn này cũng có thể có khả năng gây nguy hiểm cho bệnh nhân khi lái xe hoặc vận hành máy móc. Điều này đặc biệt đúng khi mới bắt đầu điều trị và sau khi tăng liều.
Thai kỳ và cho con bú
Khả năng sinh sản
Không có tác động trên khả năng mang thai trong các nghiên cứu trên động vật (Xem mục 5.3 Dữ liệu an toàn tiền lâm sàng: Khả năng gây suy giảm chức năng sinh sản).
Phụ nữ có thai
Nguy cơ liên quan đến động kinh và các thuốc chống động kinh nói chung
Nguy cơ bị dị tật bẩm sinh tăng lên theo hệ số 2 - 3 ở thế hệ con của mẹ được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Dị tật thường được báo cáo nhất là sứt môi, dị tật tim mạch và dị tật ống thần kinh. Liệu pháp dùng nhiều thuốc chống động kinh có thể liên quan đến nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn so với chỉ dùng một loại thuốc, vì vậy điều quan trọng là chỉ dùng một loại thuốc khi có thể. Bác sĩ chuyên khoa cần tư vấn cho phụ nữ có khả năng mang thai hoặc có khả năng sinh sản và sự cần thiết của việc điều trị chống động kinh cần được xem xét khi phụ nữ đang có kế hoạch mang thai. Không được ngưng dùng liệu pháp chống động kinh đột ngột vì việc này có thể dẫn đến bùng phát co giật, điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và trẻ. Hiếm khi quan sát thấy hiện tượng chậm phát triển ở trẻ có mẹ bị động kinh. Không thể phân biệt được việc chậm phát triển là do di yếu tố di truyền, xã hội, mẹ bị động kinh hay do liệu pháp chống động kinh.
Nguy cơ liên quan đến gabapentin
Gabapentin qua được nhau thai.
Chưa có hoặc có ít dữ liệu về việc sử dụng gabapentin ở phụ nữ mang thai.
Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy một số độc tính về sinh sản (xem mục 5.3 Dữ liệu an toàn tiền lâm sàng: Khả năng gây quái thai). Nguy cơ tiềm ẩn trên người vẫn chưa được biết. Gabapentin chỉ nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích mang lại cho người mẹ vượt trội so với những nguy cơ có thể xảy đến cho thai nhi.
Không thể kết luận được chắc chắn về việc gabapentin có liên quan một cách nhân quả đến việc tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hay không khi dùng thuốc trong suốt thai kỳ, vì trong môi thai kỳ được báo cáo, có sự hiện diện của cả chứng động kinh và thuốc chống động kinh dùng đồng thời.
Phụ nữ cho con bú
Gabapentin được bài tiết qua sữa mẹ. Ảnh hưởng của gabapentin trên những đứa trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ còn chưa được biết. Nên thận trọng khi dùng gabapentin cho các bà mẹ trong thời kỳ cho con bú. Chỉ nên dùng gabapentin ờ các bà mẹ trong thời kỳ cho con bú nếu những lợi ích điều trị mang lại lớn hơn một cách rõ ràng so với các nguy cơ có thể có.
Bảo quản
Bảo quản dưới 30°C
Quy cách đóng gói
Hộp 1 vỉ x 10 viên nang 300 mg
Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất
Dược lực học
Gabapentin dễ dàng đi vào não và ngăn chặn cơn co giật ở một số mô hình động kinh trên động vật. Gabapentin không có ái lực với cả thụ thể GABA A và GABA B và cũng không làm thay đổi sự chuyển hóa của GABA. Gabapentin không gắn với các thụ thể dẫn truyền thần kinh khác trong não và không tương tác với các kênh natri. Gabapentin gắn với ái lực cao vào tiêu đơn vị α2δ (alpha-2-delta) của các cổng dẫn truyền điện thế của kênh calci và việc gabapentin gắn với tiểu đơn vị α2δ được cho là có thể liên quan đến tác động kháng co giật của gabapentin ở động vật. Việc sàng lọc tại cổng dẫn truyền không gợi ý đích tác dụng nào khác của thuốc ngoài α2δ.
Bằng chứng từ nhiều mô hình tiền lâm sàng cho thấy tác dụng dược lý của gabapentin có thể là do việc gắn với thụ thể α2δ thuộc hệ thần kinh trung ương. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tác dụng kháng co giật của gabapentin. Sự liên quan giữa hoạt tính của gabapentin với tác dụng chống co giật trên người vẫn chưa được thiết lập.
Gabapentin cũng cho thấy hiệu quả trong nhiều mô hình đau tiền lâm sàng ở động vật. Việc gắn đặc hiệu gabapentin vào tiểu đơn vị α2δ được cho rằng sẽ dẫn đến nhiều hoạt động khác biệt mà các hoạt động này có thể là nguyên nhân của việc giảm đau trong mô hình động vật. Tác dụng giảm đau của gabapentin có thể ở trên tủy sống cũng như trong các trung tâm não cao hơn thông qua việc tương tác với các con đường ức chế đau hướng xuống. Sự liên quan của các tính chất tiền lâm sàng này với tác động lâm sàng trên người vẫn chưa được biết.
Dược động học
Sinh khả dụng của gabapentin không tỷ lệ thuận với liều dùng. Có nghĩa là khi tăng liều dùng lên thì sinh khả dụng của nó lại giảm xuống. Sau khi uống, nồng độ đỉnh của gabapentin trong huyết tương đạt được trong vòng từ 2-3 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối của viên nang gabapentin là xấp xỉ 60%. Thức ăn, bao gồm cả chế độ ăn nhiều chất béo, không có ảnh hưởng lên dược động học của gabapentin. Quá trình đào thải gabapentin ra khỏi huyết tương được mô tả một cách rõ ràng nhất bởi các đặc tính dược động học tuyến tính.
Thời gian bán thải của gabapentin trong huyết tương không phụ thuộc liều và nằm trong khoảng trung bình từ 5-7 giờ.
Các đặc tính dược động học của gabapentin không bị ảnh hưởng bởi việc dùng lặp lại các liều gabapentin và nồng độ của gabapentin ở trạng thái hằng định trong huyết tương có thể được suy ra từ dữ liệu đơn liều của gabapentin. Mặc dù ở các nghiên cứu lâm sàng, nồng độ gabapentin trong huyết tương nhìn chung năm trong khoảng 2 µg/mL và 20 µg/mL, nhưng thông qua các nồng độ đó không dự đoán được độ an toàn và hiệu quả của thuốc. Nồng độ của gabapentin trong huyết tương tỷ lệ thuận với liều dùng ở các liều 300 mg hay 400 mg dùng cách nhau 8 giờ. Các thông số về dược động học được đưa ra trong BẢNG 3.
BẢNG 3
Tổng kết các thông số dược động học trung bình (%RSD) của gabapentin ở trạng thái nồng độ hằng định trong huyết tương khi uống mỗi lần cách nhau 8 giờ
Các thông số dược động học
|
300mg
(n=7)
|
|
400mg
(n=11)
|
|
Cmax (µg/mL)
|
4,02
|
(24)
|
5,50
|
(21)
|
tmax(giờ)
|
2,7
|
(18)
|
2,1
|
(47)
|
t1/2 (giờ)
|
5,2
|
(12)
|
6,1
|
(ND)
|
AUC (0-∞) (µg.giờ/mL)
|
24,8
|
(24)
|
33,3
|
(20)
|
Ae%
|
NA
|
NA
|
63,6
|
(14)
|
ND = Không xác định
NA = Chưa được biết
Gabapentin không gắn với protein huyết tương và có thể tích phân bố 57,7 L. Ở các bệnh nhân động kinh, nồng độ của gabapentin trong dịch não tủy xấp xỉ bằng 20% nồng độ thấp nhất của nó ở trạng thái nồng độ hàng định tương ứng trong huyết tương. Gabapentin chi thải trừ qua thận. Không có bằng chứng về sự chuyển hóa của gabapentin ở người. Gabapentin không gây cảm ứng các enzym oxidase có chức năng hỗn hợp ở gan chịu trách nhiệm cho quá trình chuyển hóa thuốc.
Ở các bệnh nhân cao tuổi và ở các bệnh nhân có chức năng thận suy giảm, sự đào thải của gabapentin ra khỏi huyết tương giảm. Hệ số đào thải, độ đào thải ra khỏi huyết tương, độ đào thải qua thận của gabapentin tỷ lệ thuận trực tiếp với độ thanh thải creatinin.
Gabapentin được loại trừ ra khỏi huyết tương bởi quá trình thẩm phân lọc máu. Do đó cần điều chỉnh liều ở các bệnh nhân có chức năng thận suy giảm hay ở các bệnh nhân đang phải thẩm phân lọc máu.
(Xem mục 4.2 Liều dùng và cách dùng: Chỉnh liều ở bệnh nhân đau thần kinh hoặc động kinh kèm theo suy giảm chức năng thận và Chỉnh liều ở các bệnh nhân đang được thẩm phân lọc máu).
Các đặc tính dược động học của gabapentin ở trẻ em đã được xác định trên 24 đối tượng khỏe mạnh từ 4-12 tuổi. Nhìn chung, nồng độ của gabapentin trong huyết tương ở trẻ em tương tự như người lớn.
Trong một nghiên cứu dược động học ở 24 trẻ sơ sinh và trẻ em khỏe mạnh, trẻ em từ 1 đến 48 tháng tuổi đạt nồng độ thuốc trong máu (AUC) khoảng 30% thấp hơn so với trẻ em trên 5 tuổi; Cmax thấp hơn và độ thanh thải theo trọng lượng cơ thế cao hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đặc điểm
Gabapentin được bào chế dưới dạng viên nang chứa 300 mg dược chất dùng đường uống.
Gabapentin có dạng tinh thể rắn màu từ trắng đến trắng ngà, dễ tan trong nước và trong cả dung dịch acid và base.