Thành phần
Mỗi viên có chứa
Hoạt chất: 300mg sắt fumarat.
Tá dược: lactose hydrat, microcrystallin cellulose, povidon K-30, magie stearat.
Công dụng (Chỉ định)
Phòng và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt như: Sau cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và mang thai.
Cách dùng - Liều dùng
1 viên/ngày, hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Cơ thể thừa sắt: Bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosi-derin và thiếu máu tan máu.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Dùng kéo dài, quá mức liều khuyến cáo theo chỉ định của bác sỹ có thể dẫn đến thừa sắt. Có thể gây ngộ độc do thừa sắt nếu dùng sắt dưới cả hai dạng uống và tiêm.
Không nên dùng các muối sắt cho những bệnh nhân đang truyền máu nhiều lần hoặc bệnh nhân thiếu máu nhưng không phải do thiếu sắt. Cần thận trọng cho những bệnh nhân có vấn đề về hấp thu sắt hoặc tích lũy sắt, như bệnh hemoglobin, hoặc có bệnh đường tiêu hóa.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Khó chịu ở đường tiêu hóa, ỉa chảy, nôn, táo bón. Tác dụng phụ có thể giảm nếu dùng thuốc ngay sau khi ăn. Do uống thuốc có sắt nên phân có màu đen.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác với các thuốc khác
Sự hấp thu sắt bị ức chế bởi magie trisilicat, các thuốc kháng acid và các loại thức ăn như trứng và sữa. Do vậy, nên sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt trước 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi sử dụng các loại thức ăn như trứng, sữa, trà, cà phê, lúa mì và ngũ cốc, các thuốc kháng acid hoặc các chế phẩm bổ sung canxi.
Quá liều
Nếu có triệu chứng không dung nạp, cần dừng thuốc tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Nếu ngộ độc cấp, cần dùng thuốc thải sắt theo hướng dẫn của thầy thuốc, nhưng không nên dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu. Thay vào đó điều trị cho trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, cần tháo sạch dạ dày bằng cách cho gây nôn với dung dịch natri bicarbonat 1-5 %.
Truyền dịch với dung dịch tiêm natri lactat hoặc natri clorid và dextrose.
Cần cân nhắc với mức liều khoảng 1 g sắt nguyên tố có thể gây ngộ độc ở trẻ em.
Khi bị quá liều, biện pháp chủ yếu là nhanh chóng ngăn chặn sự hấp thu sắt.
Thai kỳ và cho con bú
Thuốc được chỉ định cho phụ nữ có thai do thời kỳ này cơ thể có tăng nhu cầu về sắt. Phụ nữ cho con bú: Do nhu cầu ở phụ nữ cho con bú không cao bằng các nhóm đối tượng được chỉ định do đó không nên sử dụng vì có khả năng gây tích lũy sắt trong cơ thể.
Bảo quản
Trong bao bì kín, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Hạn dùng
3 năm kể từ ngày sản xuất.
Dược lực học
Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C.
Sắt được hấp thu qua thức ăn, hiệu quả nhất từ sắt trong thịt.
Sắt được dự trữ trong cơ thể dưới 2 dạng: ferritin và hemosiderin. Khoảng 90% sắt đưa vào cơ thể được thải qua phân.
Hấp thu sắt phụ thuộc vào số lượng sắt dự trữ, nhất là ferritin, ở niêm mạc ruột và vào tốc độ tạo hồng cầu của cơ thể.
Dược động học
Sắt fumarat là dạng muối dễ hấp thu.
Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gần hồng tràng. Một người bình thường không thiếu sắt, hấp thu khoảng 0,5 - 1mg sắt nguyên tố hàng ngày. Hấp thu sắt tăng lên khi dự trữ sắt thấp hoặc nhu cầu sắt tăng. Hấp thu sắt toàn bộ tăng tới 1 - 2 mg/ngày ở phụ nữ hành kinh bình thường và có thể tăng tới 3 - 4 mg/ngày ở người mang thai. Trẻ nhỏ và thiếu niên cũng có nhu cầu sắt tăng trong thời kỳ phát triển mạnh.
Hấp thu sắt bị giảm khi có các chất chelat hóa hoặc các chất tạo phức trong ruột và tăng khi có acid hydrocloric và vitamin C. Do vậy đôi khi sắt được dùng phối hợp với vitamin C.
Chuyển hóa: ion sắt đi qua chu trình gan ruột, liên kết với transferrin và sau đó được vận chuyển tới tủy xương và liên kết tạo hemoglobin.
Thải trừ: Chủ yếu qua phân.