Hotline

HOTLINE:

0855553494

Tozinax 10mg phòng và điều trị thiếu kẽm hộp (10 vỉ x 10 viên)

  •  Mã sản phẩm: Tozinax 10mg
     Danh mục: Thuốc
  •  Lượt xem: 46
     Tình trạng: Còn hàng
    • Công dụng: Phòng và điều trị thiếu kẽm.
    • Hoạt chất: Kẽm
    • Thương hiệu: Bidiphar (Việt Nam) 
    • Nhà sản xuất: Bidiphar 
    • Nơi sản xuất: Việt Nam
    • Dạng bào chế: Viên nén
    • Cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
    • Thuốc cần kê toa: Có
    • Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
    • Số đăng kí: VD-26368-17
  • Giá bán: Liên hệ
  • Số lượng:
    - +
Nội dung chi tiết

Thành phần

Kẽm (dưới dạng Kẽm gluconat 70mg) 10mg.

Tá dược: Lactose monohydrat, Microcrystalline cellulose, Povidone K30, Natri croscarmellose, Magnesi stearat, Colloidal silicone dioxide, Polysorbat 80).

Công dụng (Chỉ định)

Bổ sung kẽm trong các trường hợp:

Bệnh còi xương, chậm tăng trưởng ở trẻ em.

Phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.

Chế độ ăn kiêng hoặc thiếu cân bằng.

Nuôi ăn lâu dài qua đường tĩnh mạch.

Tiêu chảy cấp và mạn tính.

Rối loạn tiêu hóa (chán ăn chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn khi mang thai).

Khô mắt, loét giác mạc, quáng gà.

Cách dùng - Liều dùng

Liều dùng:

Liều bổ sung: Dùng 1 - 2 viên/ngày tùy từng trường hợp.

Liều điều trị: 1 - 2 viên/ lần x 3 lần/ngày tùy theo mức độ thiếu hụt.

Cách dùng:

Uống sau khi ăn. Đối với trẻ nhỏ có thể nghiền nát viên thuốc rồi hòa vào nước đường cho trẻ uống.

Nên giảm liều khi các triệu chứng lâm sàng đã được cải thiện.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Suy gan, thận hay tuyến thượng thận trầm trọng.

Tiền căn bệnh sỏi thận.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

Tránh dùng viên kẽm trong giai đoạn loét dạ dày tiến triển và nôn ói cấp tính.

Tránh dùng đồng thời với đồng, sắt, canxi để tránh xảy ra tương tranh làm giảm hấp thu kẽm. Nên uống cách xa nhau khoảng 2 - 3 giờ.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Có thể gặp các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, kích thích dạ dày và viêm dạ dày. Đặc biệt các triệu chứng này thường gặp hơn khi uống thuốc lúc đói và có thể khắc phục bằng uống trong bữa ăn.

Tương tác với các thuốc khác

Hấp thu kẽm có thể giảm khi dùng chung với chế phẩm chứa sắt, photpho, penicilamin, tetracyclin.

Kẽm làm giảm hấp thu đồng.

Quá liều

Quá liều:

Khi uống kẽm nồng độ cao kéo dài sẽ làm thiếu đồng (do làm giảm hấp thu) gây nên thiếu máu do thiếu hồng cầu và giảm bạch cầu trung tính. Trong ngộ độc cấp tính, muối kẽm bị ăn mòn dần do sự hình thành kẽm clorua từ acid dạ dày.

Cách xử trí khi dùng thuốc quá liều:

Khi uống kẽm nồng độ cao kéo dài: Có thể dùng các thuốc tạo chelat (EDTA) để loại trừ kẽm trong huyết thanh. Trong ngộ độc cấp tính: Xử trí bằng cách cho uống sữa, cacbonat kiềm hoặc than hoạt tính. Nên tránh dùng biện pháp gây nôn hay rửa dạ dày.

Thai kỳ và cho con bú

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai: Nhu cầu kẽm tăng lên trong thời kỳ mang thai, vì vậy thuốc dùng được cho phụ nữ mang thai với liều khuyến cáo không quá 45 mg/ngày nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho thai nhi.

Thời kỳ cho con bú: Chưa thấy có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc với người mẹ cho con bú nên sử dụng thận trọng.

Bảo quản

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.

Quy cách đóng gói

Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Hạn dùng

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Dược lý

Mã ATC: A12CB02.

Kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu trong cơ thể. Nó là thành phần không thể thiếu của nhiều hệ thống enzym (dehydrogenase, carbonic anhydrase...), cần cho sự tổng hợp acid nucleic, glucid, protein. Kẽm hiện diện trong tất cả các mô và giữ cho sự toàn vẹn của mô.

Đặc trưng của việc thiếu Kẽm là chậm tăng trưởng, gây khiếm khuyết trong việc phân chia các mô như da, hệ thống miễn dịch và niêm mạc ruột.

Dược động học

Kẽm hấp thu không hoàn toàn qua đường tiêu hóa, và đặc biệt giảm khi có hiện diện của phytate. Sinh khả dụng của kẽm dao động trong khoảng 20 - 30% tùy thuộc vào các nguồn cung cấp khác nhau.

Kẽm phân bố khắp cơ thể và tập trung nồng độ cao nhất ở cơ, xương, da, mắt, dịch tuyến tiền liệt.

Kẽm bài tiết chủ yếu qua phân và quá trình thải trừ này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng kẽm trong cơ thể. Một lượng nhỏ được bài tiết qua đường niệu và qua mồ hôi.