HOTLINE:
0855553494
Ung thư trực tràng là một bệnh nguy hiểm tiềm ẩn nhiều rủi ro vì khó phát hiện sớm và các dấu hiệu, triệu chứng giống với các loại bệnh thông thường khác. Vì vậy cần phải lưu ý duy trì lối sống lành mạnh, nói không với rượu bia, hạn chế ăn uống thức ăn nhiều chất đạm. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh.
Tên gọi khác: Rectal cancer.
Ung thư trực tràng là một căn bệnh mà ở đó các tế bào ác tính (ung thư) phát triển từ các tế bào của đoạn trực tràng; trực tràng là đoạn cuối của ruột già , phía trên hậu môn.
- Giai đoạn 0: Lớp niêm mạc trong cùng của trực tràng là nơi ung thư có thể được tìm thấy. Ung thư trực tràng giai đoạn đầu còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ.
- Giai đoạn 1: Khối u phát triển đến lớp dưới niêm.
- Giai đoạn 2: Khối u phát triển sâu hơn, đến lớp cơ của thành trực tràng.
- Giai đoạn 3: Khối u xâm lấn qua lớp thanh mạc của trực tràng, di căn hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn 4: Ung thư di căn tới cơ quan khác của cơ thể, như gan, phổi….
Bệnh tái phát: Là ung thư đã được điều trị và ổn định trong 1 thời gian và sau đó xuất hiện các dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh tại trực tràng hoặc vùng chậu.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) ước tính khoảng 95.520 trường hợp ung thư đại tràng và 39.910 trường hợp ung thư trực tràng sẽ xuất hiện vào năm 2017.
Ở nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư trực tràng hơn (khoảng 23.720 ca mắc bệnh ở nam giới và 16.190 ở nữ giới vào năm 2017).
Loại phổ biến nhất của ung thư trực tràng là ung thư biểu mô tuyến (98%), đó là ung thư phát sinh từ niêm mạc. Các tế bào ung thư cũng có thể lan truyền từ trực tràng sang các hạch bạch huyết, cũng như đi tới các cơ quan khác.
- Polyp trực tràng
Ung thư trực tràng phát triển qua nhiều năm, đầu tiên sẽ xuất hiện vùng mô phát triển bất thường trông giống như những vết sẹo nhỏ tăng trưởng gọi là polyp. Một số polyp có khả năng tiến triển thành ung thư và bắt đầu phát triển và xâm nhập vào thành trực tràng.
- Tuổi tác: Những người trên 50 tuổi được biết đến nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng cao hơn.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh bướu tuyến nhánh, ung thư trực tràng. Tiền sử gia đình là một trong những yếu tố nguy cơ ung thư trực tràng. Nếu trong gia đình có người được chuẩn đoán mắc ung thư trực tràng (ở bố, mẹ hoặc anh chị em ruột) thì nguy cơ hiện diện ung thư trực tràng tương đối cao.
Di truyền học có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện ung thư như hội chứng Lynch, một rối loạn di truyền hay còn gọi là ung thư đại trực tràng không do polyp di truyền, làm tăng nguy cơ của nhiều loại ung thư, bao gồm cả trực tràng.
- Nhiễm virus HPV.
Mặc dù nhiễm trùng papillomavirus ở người (HPV) thường có liên quan đến ung thư tử cung và ung thư tế bào biểu mô hậu môn. Tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy một số bệnh nhân ung thư trực tràng có thể liên quan đến nhiễm HPV, nên có thể tiêm chủng HPV (ngừa ung thư cổ tử cung) có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư trực tràng.
- Viêm ruột hoặc viêm loét đại tràng: Đây cũng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư trực tràng. Nếu mắc phải các bệnh lý về tiêu hoá như viêm đại tràng lâu ngày và không được điều trị dứt điểm cũng sẽ tăng nguy cơ ung thư lên nhiều lần.
- Hút thuốc lá, nhất là khi kết hợp với uống rượu bia.
- Những người có chế độ ăn nhiều chất béo hoặc những người ăn nhiều thịt đỏ (thường gặp ở một số nước phát triển như Hoa Kỳ).
- Béo phì cũng làm tăng nguy cơ ung thư đại - trực tràng cho cả hai giới, tuy nhiên rõ nét hơn ở nam giới. Ở nam giới có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) lớn sẽ có nguy cơ bị ung thư đại – trực tràng cao gấp 2 lần, trong khi ở phụ nữ béo phì thì nguy cơ này cao 1,5 lần so với người có BMI bình thường.
- Triệu chứng chính của ung thư trực tràng là chảy máu trực tràng.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Thay đổi thói quen đi cầu hoặc thay đổi hình dạng phận (thường là phân nhỏ hẹp)
- Đi tiêu ra nhầy nhớt
- Đi tiêu ra máu đỏ tươi
- Thiếu máu
- Mệt mỏi
- Chóng mặt hoặc nhịp tim đập nhanh
- Tắc nghẽn ruột.
- Sụt cân
Phẫu thuật là điều trị chủ yếu cho bệnh lý ung thư trực tràng. Tùy mỗi giai đoạn, phẫu thuật là điều trị duy nhất đối với giai đoạn sớm, còn các giai đoạn khác có thể kết hợp hóa – xạ trị trước mổ hoặc sau mổ. Tuy nhiên đối với giai đoạn 4 (di căn cơ quan khác như gan, phổi,…) thì phẫu thuật cắt đoạn trực tràng và cắt khối di căn (nếu có thể) sau đó hóa trị hỗ trợ. Đối với giai đoạn trễ, bệnh lan tràn ổ bụng, di căn nhiều cơ quan, thể trạng bệnh nhân yếu, … thì nên cân nhắc về mặt điều trị.
Bệnh tái phát: Nếu còn có thể phẫu thuật thì phẫu thuật đoạn chậu, nếu chưa xạ trị thì xạ trị tạm bợ, …Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
- Cần luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, hoạt động rèn luyện sức khoẻ sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư trực tràng.
- Chế độ ăn hàng ngày phải được cân đối để chống béo phì. Bổ sung các loại chất xơ, vitamin và khoáng chất để làm loãng chất sinh ung thư có trong phân và làm giảm thời gian ứ đọng phân trong lòng đại tràng.
- Không ăn quá nhiều loại thức ăn giàu chất đạm như thịt động vật (đặc biệt là thịt đỏ).
- Duy trì một lối sống lành mạnh nói không với rượu bia và thuốc lá.
- Nếu tiền sử gia đình có tiền căn bị polyp đại trực tràng hay ung thư đại trực tràng cần đến khám bác sĩ chuyên khoa đại trực tràng để được tư vấn và tầm soát sớm.
- Một số yếu tố không thể phòng ngừa là tuổi tác. Sau 50 tuổi cần kiểm tra tầm soát ung thư.
Hotline: 0855553494
Email: hoangduy91vn@gmail.com
Địa Chỉ: 26 Đường Bình Thành, Thôn B, Kp 1, Thị Trấn Vĩnh Hưng, Huyện Vĩnh Hưng, Tỉnh Long An
Website: nhathuocphuongthu.vn